PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC THEO PHƯƠNG PHÁP ABC VÀ VEN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN CẦN THƠ NĂM 2017

Ngày đăng: 24/10/2017
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN CẦN THƠ NĂM 2017
DS Đào Thị Cẩm Thủy
DS Đỗ Duy Khoa
YS Trần Nguyễn Thảo Nguyên
 
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việc xây dựng danh mục thuốc sử dụng cho bệnh viện hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng đến các quyết định thu mua thuốc của Hội đồng thuốc và điều trị nhằm góp phần nâng cao chất lượng danh mục thuốc sử dụng.
Mục tiêu nghiên cứu: phân tích danh mục thuốc theo phương pháp abc và ven tại bệnh viện tâm thần cần thơ năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu mô tả hồi cứu dựa trên ma trận ABC/ VEN, tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng thuốc từ tháng 7/2016 đến tháng 7/ 2017 tại khoa Dược, Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ.
Kết quả và bàn luận: Trên cơ sở phân tích dữ liệu cung ứng và sử dụng thuốc năm 2017 bằng phân tích ABC, VEN đề tài cho thấy rằng việc xây dựng danh mục thuốc có ý nghĩa rất quan trọng trong tối ưu hóa việc sử dụng kinh phí cũng như đảm bảo việc cung ứng thuốc chất lượng, kịp thời và hiệu quả cho công tác khám và điều trị bệnh. Có 59 thuốc sử dụng trong bệnh viện. Tổng chi phí thuốc sử dụng là 1,125,126,959 tỷ đồng, trong đó có 6 loại thuốc được xếp hạng A chiếm 10,17% nhưng chiếm đến 77,07% giá trị tiêu thụ, có 9 loại thuốc hạng B chiếm 15,25% và chiếm 17,70% giá trị tiêu thụ, còn lại 44 loại thuốc xếp hạng C chiếm 74,58% và chiếm 5,23% giá trị tiêu thụ thuốc trong bệnh viện.
Phân tích VEN cho thấy 11 loại thuốc (chiếm 18,65%) là thuốc tối cần thiết (Nhóm V) và chiếm 9,4% giá trị tiêu thụ, 30 loại thuốc (chiếm 50,85%) là thuốc thiết yếu (Nhóm E) chiếm 79,75% giá trị tiêu thụ, còn lại 18 loại thuốc (30,50%) là thuốc không thiết yếu (Nhóm N) và chiếm 10,91% giá trị tiêu thụ của bệnh viện. Tỉ lệ nhóm I (gồm AV, AE, AN, BV, CV) là nhóm quan trọng nhất chiếm 27,12% về chủng loại và chiếm 80,167% GTTT. Tỉ lệ nhóm II (gồm BE, BN, CE) là nhóm quan trọng ít hơn nhóm I, chiếm 45,76% về chủng loại và chiếm 18,615% GTTT. Tỉ lệ nhóm III là nhóm ít quan trọng nhất chỉ có CN chiếm 27,12% về chủng loại và chiếm 1,217% GTTT. Tỷ lệ chủng loại và chi phí thuốc hạng A với tiểu nhóm AV chiếm 16,67% chủng loại và chiếm 8,10% GTTT. Tiểu nhóm AE chiếm 66,67% về chủng loại và chiếm 84,27% GTTT. Tiểu nhóm AN chiếm 16,67% về chủng loại và 7,63% GTTT. Quản lý thuốc loại I được theo dõi chặt chẽ để kiểm soát sử dụng thuốc hàng năm được tốt hơn, đồng thời kiểm soát thuốc loại II ở mức trung bình và hạ mức thấp hơn sử dụng thuốc loại III. Cơ cấu tiêu thụ của thuốc “N” theo phân tích VEN trong nhóm A chiếm 15,69% số lượng tiêu thụ  và chiếm 7,63% GTTT, trong nhóm B chiếm 3,28% số lượng tiêu thụ  và chiếm 21,53% GTTT và trong nhóm C chiếm (0,004% - 2,105%) số lượng tiêu thụ  và chiếm (0,07% - 4,51%) GTTT. Nhóm CV có 09 loại thuốc chiếm 15,25% về tỉ lệ chủng loại nhưng chỉ chiếm 1,94% về TLGTTT.
Kết luận: Để cải thiện vấn đề ngân sách thuốc, bệnh viện cần quan tâm 2 yếu tố giá thuốc và số lượng sử dụng. Tuy nhiên cũng cần đặc biệt quan tâm tới nhóm thuốc CV là nhóm thuốc tối cần thiết mà giá thành lại rẻ nên bệnh viện có thể tập trung mua nhóm này vì nguồn ngân sách đầu tư không cao.
 
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng thuốc đúng, hợp lý sẽ có tác dụng tốt trong công tác phòng và chữa bệnh, đồng thời, còn tiết kiệm được chi phí không đáng có. Hiện nay, bằng các nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc thông qua phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ và chi phí (ABC), phương pháp phân tích VEN có thể giúp cho Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) tại các bệnh viện (BV), giúp các nhà quản lý xác định các vấn đề về sử dụng thuốc, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch về: lựa chọn thuốc; cung cấp thuốc; dự trù thuốc,… nhằm hạn chế tối đa tình trạng tồn kho làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc cũng như tăng thêm các chi phí ngoài dự kiến. Do vậy, đánh giá tổng quát tình hình sử dụng ngân sách thuốc và tác động can thiệp lựa chọn sử dụng thuốc tại Bệnh viện thông qua phân tích ABC, VEN là một chiến lược có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng điều trị và quản lý kinh tế y tế trong bệnh viện.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các báo cáo sử dụng thuốc tại Khoa Dược - Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ từ tháng 7/2016 đến tháng 7/2017. Danh mục thuốc tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ năm 2016 đã được phê duyệt của Sở Y tế.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả hồi cứu kết quả dựa trên phân tích ABC, VEN để phân tích thực trạng sử dụng thuốc năm 2017 theo các bước như sau:
Bước 1: Căn cứ vào bảng phân loại VEN của tổ chức y tế thế giới, danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế trên cơ sở tham khảo ý kiến của nhóm bác sĩ lâm sàng tại bệnh viện xây dựng dự thảo danh mục thuốc theo phân loại V, E, N.
Bước 2: Thảo luận thống nhất danh mục V, E, N.
Bước 3: Trên cơ sở phân loại tiến hành phân tích A, B, C phối hợp với phân tích V, E, N và phân tích ma trận ABC/VEN các thuốc sử dụng tại Bệnh viện từ tháng 7/ 2016 đến tháng 7/2017.
Bước 4: Xác định danh mục thuốc theo phân loại từng nhóm thuốc I, II, III.
Bước 5: Đánh giá hiệu quả kinh tế của danh mục thuốc bằng phân tích ABC, VEN.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phương pháp phân tích ABC
Hạng
Số lượng chủng loại
TLCL (%)
 Giá trị (VNĐ)
TLGTTT (%)
A
6
10,17
867.123.616
77,07
B
9
15,25
199.191.841
17,70
C
44
74,58
58.801.502
5,23
Tổng
59
100
1.125.116.959
100
Nhận xét: Hạng A có 6 thuốc, chiếm 10,17% về chủng loại nhưng lại chiếm 77,07% tổng GTTT. Trong khi thuốc Hạng C có 44 thuốc chiếm 74,58% nhưng lại chỉ chiếm 5,23% tổng GTTT. Như vậy cơ cấu tiêu thụ thuốc phù hợp với hướng dẫn về cơ cấu thuốc theo phân tích ABC do Bộ Y tế ban hành.
Bảng 2. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phương pháp phân tích VEN
Nhóm
Số lượng chủng loại
TLCL (%)
 Giá trị (VNĐ)
TLGTTT (%)
V
11
18,644
105.111.832
9,34
E
30
50,847
897.268.745
79,75
N
18
30,508
122.736.382
10,91
Tổng
59
100
1.125.116.959
100
Nhận xét: Nhóm V có 11 thuốc, chiếm 18,644% về chủng loại và chiếm 9,34% GTTT. Nhóm E có 30 thuốc, chiếm 50,847% về chủng loại và chiếm 79,75% GTTT. Nhóm N có ít thuốc và giá trị sử dụng ít nhất, với 18 thuốc chỉ chiếm 30,508% về chủng loại và 10,91% GTTT. Nhóm N là các thuốc không thiết yếu trong điều trị tại bệnh viện.
Bảng 3. Cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc theo phương pháp phân tích ABC/VEN
Nhóm
SLCL
TLCL (%)
GTTT (VNĐ)
TLGTTT (%)
I (AV,AE,AN,BV,CV)
16
27,12
901.974.948
80,167
II (BE,BN,CE)
27
45,76
209.443.995
18,615
III (CN)
16
27,12
13.698.016
1,217
Tổng
59
100
1.125.116.959
100
Nhận xét: Nhóm I: AV+BV+CV+AE+AN = 16 sản phẩm, chiếm tỷ lệ 27,12%; Nhóm II = BE+CE+BN = 27 sản phẩm, chiếm tỷ lệ 45,76%; Nhóm III: CN = 16 sản phẩm, chiếm tỷ lệ 27,12%. Nhóm thuốc CN là nhóm thuốc chiếm nhiều về số lượng nhưng lại là nhóm thuốc không thiết yếu cần được xem xét loại bỏ bớt trong danh mục thuốc điều trị. Trong đó cần quan tâm đến nhóm CV có 09 loại thuốc chiếm 15,25%.
Bảng 4. Cơ cấu tiêu thụ thuốc nhóm A theo phân tích VEN
Hạng A/ Nhóm
Số chủng loại
Giá trị sử dụng
Chủng loại
Tỉ lệ chủng loại (%)
Giá trị (VNĐ)
Tỉ lệ giá trị (%)
Nhóm AV
1
16,67
70.260.500
8,10
Nhóm AE
4
66,67
730.707.950
84,27
Nhóm AN
1
16,67
66.155.166
7,63
Nhận xét: Tiểu nhóm AV có 01 thuốc chiếm 16,67% chủng loại, và chiếm 8,10% TLGTTT. Tiểu nhóm AE chiếm tỷ trọng lớn nhất với 04 thuốc, chiếm 66,67% về chủng loại và chiếm 84,27% TLGTTT trong hạng A. Tiểu nhóm AN có 01 thuốc, chiếm 16,67% về chủng loại và 7,63% về TLGTTT.
Bảng 5. Cơ cấu tiêu thụ của thuốc “N” theo phân tích VEN trong nhóm A
STT
Hoạt chất
 Tên thuốc
Số lượng sử dụng
Giá trị tiêu thụ
Số lượng
 Tỉ lệ (%)
Thành tiền
Tỉ lệ (%)
1
Piracetam
 Piracetam 800
143.193
15,69
66.155.166
7,63
Nhận xét: Có 01 loại thuốc trong nhóm A được phân loại N (không thiết yếu) là Piracetam 800mg chiếm tỉ lệ số lượng sử dụng 15,69% và chiếm 7,63% giá trị tiêu thụ.
Bảng 6. Cơ cấu tiêu thụ của thuốc “N” theo phân tích VEN trong nhóm B
STT
Tên hoạt chất
 Tên thuốc
Số lượng sử dụng
Giá trị tiêu thụ
Số lượng
 Tỉ lệ (%)
Thành tiền
Tỉ lệ (%)
1
Risperidone
 Sizodon 2
13.401
3,28
42.883.200
21,53
Nhận xét: Có 01 loại thuốc trong nhóm B được phân loại N (không thiết yếu) là Risperidone 2mg chiếm tỉ lệ số lượng sử dụng 3,28% và chiếm 21,53% giá trị tiêu thụ.
Bảng 7. Nguồn ngân sách có thể tiết kiệm so với tổng giá trị tiêu thụ
Thuốc N theo phân loại ABC
Số chủng loại
Giá trị tiêu thụ
Phần trăm so với tổng giá trị tiêu thụ
A
1
66.155.166
5,88
B
1
42.883.200
3,81
C
16
13.698.016
1,22
Tổng
 
122.736.382
10,91
Nhận xét: Thuốc nhóm AN chiếm tỉ lệ cao nhất 5,88% so với tổng giá trị tiêu thụ. Tổng giá trị tiêu thụ mà HĐT&ĐT có thể cân nhắc loại khỏi DMT chiếm tỉ lệ 10,91% so với tổng giá trị tiêu thụ của bệnh viện.
KẾT LUẬN
Xác định nhóm thuốc I, II, III dựa trên ma trận ABC/VEN
Tỉ lệ nhóm I (gồm AV, AE, AN, BV, CV) là nhóm quan trọng nhất chiếm 27,12% về chủng loại và chiếm 80,167% GTTT. Tỉ lệ nhóm II (gồm BE, BN, CE) là nhóm quan trọng ít hơn nhóm I, chiếm 45,76% về chủng loại và chiếm 18,615% GTTT. Tỉ lệ nhóm III là nhóm ít quan trọng nhất chỉ có CN chiếm 27,12% về chủng loại và chiếm 1,217% GTTT.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của Danh mục thuốc bệnh viện
Cơ cấu tiêu thụ của thuốc “N” theo phân tích VEN trong nhóm A chiếm 15,69% số lượng tiêu thụ  và chiếm 7,63% GTTT. Cơ cấu tiêu thụ của thuốc “N” theo phân tích ven trong nhóm B chiếm 3,28% số lượng tiêu thụ  và chiếm 21,53% GTTT. Cơ cấu tiêu thụ của thuốc “N” theo phân tích ven trong nhóm C chiếm (0,004% - 2,105%) số lượng tiêu thụ  và chiếm (0,07% - 4,51%) GTTT.
Qua phân tích ABC/VEN cho thấy nhóm thuốc ảnh hưởng nhiều nhất đến ngân sách thuốc là nhóm A. Nhóm thuốc có ảnh hưởng lớn đến ngân sách mà không thuộc nhóm thuốc sống còn và nhóm thuốc thiết yếu là nhóm thuốc không thiết yếu (N-Non essential) trong nhóm A. Để cải thiện vấn đề ngân sách thuốc, bệnh viện cần quan tâm 2 nhóm này và quan tâm đến cả 2 yếu tố giá thuốc và số lượng sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 22/ 2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2013), Thông tư  số 45 /2013/TT-BYT ngày 26/12/2013 Ban hành  danh mục thuốc thiết yếu lần thứ VI, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 Qui định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, Hà Nội.
4. Đào Thị Minh Doan (2014) Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Phố Nối năm 2013, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
5. Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị – thực trạng và một số giải pháp, Luận án tiến sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
6. Trần Quang Hiền, Nguyễn Thiện Tri (2013), Bước đầu nghiên cứu sử dụng thuốc qua phân tích ABC/VEN năm 2013 tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang, Bệnh viện An Giang, An Giang.
7. Vũ Thị Thu Hương (2012), Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số Bệnh viện Đa khoa, Luận án tiến sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Ngọc Mai (2015), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quân Y 121 năm 2014 và đề xuất xây dựng danh mục thuốc theo phân tích ABC-VEN, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Quân y 121, Cần Thơ.
9. Trần Thị Bích Liên (2014), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, Luận văn chuyên khoa cấp I Tổ chức quản lý dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
10. Nguyễn Thúy Liễu (2014), Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện phụ sản quốc tế Phương Châu giai đoạn 2012-2013, Luận văn chuyên khoa cấp 1, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
11. Trần Tấn Phong (2015), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ năm 2014, Luận văn chuyên khoa cấp I Tổ chức quản lý dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Đức Phương (2012), Nghiên cứu xây dựng Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành tại khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch mai, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
13. Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Nhân dân 115, Luận án tiến sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
14. M Devnani, AK Gupta and R Nigah (2010), Analysis of Inventory of Drug and Pharmacy Department of a Tertiary care Hospital.
15. Manhas Anil K. and edt (2012), Analysis of Inventory of Drug and Pharmacy Department of a Tertiary care Hospital.
Ministry of Health (2015), List of Vital Essential and Necessary List of Medical Sundries for Public Institutions, Vol.1.Jamaica.
16. World Health Organization (1992), The ICD – 10 Classification of Mental and Benhavioural Disorders, Clinical descriptions and diagnostic guidelines.Geneva.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2017

Bài viết liên quan