ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2020: “NGHIÊN CỨU SỰ LIÊN QUAN GIỮA CÁC NHÓM BỆNH LÝ TÂM THẦN VÀ HÀNH VI PHẠM TỘI Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU

Ngày đăng: 05/02/2021

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2020: “NGHIÊN CỨU SỰ LIÊN QUAN GIỮA CÁC NHÓM BỆNH LÝ TÂM THẦN VÀ HÀNH VI PHẠM TỘI Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN

KHU VỰC TÂY NAM BỘ NĂM 2019-2020”

Chủ nhiệm đề tài: Ths.BS. Lê Hoàng Vũ. Cộng sự: BS. Nguyễn tấn Phương, BS. Trang Tấn Phát, BS. Thạch Thị Thúy Loan

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

          Pháp y tâm thần là một bộ phận của tâm thần học, phát triển cùng với sự phát triển chung của ngành tâm thần học, có nhiệm vụ chính là bổ trợ hoạt động tư pháp. Hoạt động pháp y tâm thần chủ yếu nghiên cứu mối liên hệ đặc biệt của các bệnh lý tâm thần đối với các hành vi dân sự và hình sự, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án, vụ việc một cách chính xác, khoa học, công bằng và đúng pháp luật [21].

          Trong thực hành pháp y tâm thần, việc xác định các bệnh lý tâm thần có phải là một trong các nguyên nhân gây ra hành vi phạm tội hay không là một vấn đề thường gặp và rất khó khăn và đó cũng là nhiệm vụ của chuyên ngành pháp y tâm thần. Các khiếm khuyết khả năng nhận thức như sự chú ý, sự hiểu biết, kiểm soát xung động và đánh giá thực tế có thể là các yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội. Sự khiếm khuyết trên trong các nhóm bệnh lý tâm thần thể hiện ở các mức độ khác nhau và liên quan đến các loại hành vi phạm tội khác nhau, đặc trưng cho từng nhóm bệnh lý tâm thần. Mức độ liên quan của các khiếm khuyết tâm thần đến hành vi phạm tội là một trong các yếu tố để đánh giá năng lực hành vi [20]. Theo y văn, tỉ lệ bệnh lý tâm thần trong dân số chung trong một năm là 30% [29]. Theo báo cáo tổng kết năm 2019 của Trung tâm Pháp y Tâm thần Khu vực Tây Nam Bộ, tỉ lệ các đối tượng giám định có bệnh lý tâm thần là khá cao tới 97% [19]. Do đó, số lượng hành vi phạm tội do tội phạm có bệnh lý tâm thần gây ra là khá nhiều.

          Chính vì vậy, để đúc kết kinh nghiệm lâm sàng và rút ra những bài học sâu sắc nhất, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu mối liên hệ giữa bệnh lý tâm thần và hành vi phạm tội ở các đối tượng giám định nội trú tại Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn 2018-2019”. Thiết nghĩ, đề tài có tính cấp thiết cho việc nghiên cứu và thực hành lâm sàng của các thầy thuốc chuyên ngành pháp y tâm thần.

 

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

 

 

Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh lý tâm thần và hành vi phạm tội của các đối tượng giám định nội trú tại Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn 2018-2019.

Mục tiêu cụ thể:

  1. Khảo sát tỉ lệ từng nhóm bệnh tâm thần trong giai đoạn 2018-2019.
  2. Khảo sát tỉ lệ từng hành vi phạm tội trong giai đoạn 2018-2019.
  3. Khảo sát sự liên quan giữa từng nhóm bệnh lý tâm thần và hành vi phạm tội.

 

 

 

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại khoa Giám định, Trung tâm Pháp y tâm thần Khu vực Tây Nam Bộ trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến cuối tháng 6/2020.

Đối tượng nghiên cứu

Tất cả các hồ sơ bệnh án của các đối tượng là tội phạm (Bị can, bị cáo, tù nhân, người gây ra hành vi phạm tội nhưng chưa bị khởi tố) đã được giám định nội trú tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ trong thời gian từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2019.

Tiêu chuẩn chọn mẫu

Hồ sơ bệnh án của các đối tượng là tội phạm đã được giám định pháp y tâm thần với hình thức nội trú  tại Trung tâm PYTT khu vực Tây Nam Bộ trong thời gian từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2019.

Tiêu chuẩn loại trừ

Những trường hợp giám định tại phòng khám, giám định bổ sung, giám định tại chỗ, đối tượng giám định là bị hại trong vụ án.

Thiết kế nghiên cứu:

 Nghiên cứu hồi cứu, mô tả có phân tích.

Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu: Chọn tất cả các mẫu đủ tiêu chuẩn để đưa vào nghiên cứu.

Phương pháp lấy mẫu: Ngẫu nhiên không xác suất.

Phương pháp thu thập số liệu

Nhóm nghiên cứu sẽ lấy số liệu dựa trên hồ sơ bệnh án và phiếu thu thập số liệu soạn sẵn.

 

 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

          Có 255 mẫu đáp ứng tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào nghiên cứu.

3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu

- Tuổi  

Bảng 3.1: Tuổi tác

Nhận xét: Nhóm 18-40 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Nhóm < 18 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất

- Giới tính

Bảng 3.2: Giới tính

- Học vấn:

Bảng 3.3: Học vấn

Nhận xét: Đa số có trình độ học vấn thấp, nhiều nhất là nhóm mù chữ, cấp I và cấp II.

- Nghề nghiệp:

Bảng 3.4: Nghề nghiệp

Nhận xét: Đa số thất nghiệp hoặc lao động chân tay.

3.2Tỉ lệ các nhóm bệnh lý tâm thần

Bảng 3.5: Tỉ lệ các nhóm bệnh lý tâm thần

3.3. Đặc điểm các rối loạn tâm thần thực tổn (F00-F09):

Bảng 3.6: Đặc điểm Các rối loạn tâm thần thực tổn (F00-F09)

3.4 Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần (F10-F19)

Bảng 3.7: Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần (F10-F19)

3.5 ​​​​​​Đặc điểm Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn loại phân liệt và các rối loạn hoang tưởng (F20-F29):

Bảng 3.8: Đặc điểm Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn loại phân liệt và các rối loạn hoang tưởng (F20-F29)

3.6 Đặc điểm Rối loạn khí sắc (F30-F39)

Bảng 3.9: Đặc điểm Rối loạn khí sắc (F30-F39)

3.7 Đặc điểm  các rối loạn bệnh tâm căn liên quan đến stress và dạng cơ thể (F40-F48):

Bảng 3.10: Các rối loạn bệnh tâm căn liên quan đến stress và dạng cơ thể (F40-F48)

Nhận xét: Rối loạn thích ứng và Rối loạn phân ly là 02 loại bệnh thường gặp.

3.8 Đặc điểm các rối loạn nhân cách và hành vi ở người thành niên (F60-F69)

Bảng 3.11: Đặc điểm các rối loạn nhân cách và hành vi ở người thành niên (F60-F69)

3.9 Đặc điểm Chậm phát triển tâm thần (F70-F79)

Bảng 3.12: Đặc điểm Chậm phát triển tâm thần (F70-F79)

 

3.10 Tỉ lệ các loại hành vi phạm tội

Bảng 3.13: Tỉ lệ các hành vi phạm tội

​​​​​​​

​​​​​​​

Tin bài ThsBS Lê Hoàng Vũ - Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Tâm Thần khu vực Tây Nam Bộ