KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC ĐẾN LIÊN HỆ GIÁM ĐỊNH TẠI TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ NĂM 2017

Ngày đăng: 02/11/2017
KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC ĐẾN LIÊN HỆ GIÁM ĐỊNH
 TẠI TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ NĂM 2017
BS Vương Ngọc Hải
BS Nguyễn Văn Oanh
BS Nguyễn Tấn Phương
 
TÓM TẮT
            Đặt vấn đề: Sự hài lòng của các cá nhân, tổ chức đến liên hệ giám định là tiêu chí quan trọng nhất dùng để đo lường sự đáp ứng của cơ quan giám định pháp y tâm thần.
           Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đến liên hệ giám định tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ năm 2017.
            Phương pháp: Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
          Kết quả: Tuổi 37,7 ± 14,86. Nam 62,79%, nữ 37,21%. Đa phần sống ở nông thôn 60,47%. Học vấn phần lớn trên cấp 3 60,47%. Nghề nghiệp hơn một nửa là cán bộ, viên chức 58,14%. Khoảng 4/5 nhóm khảo sát là đại diện cơ quan trưng cầu giám định, còn lại 1/5 là cá nhân yêu cầu. Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị: 2,33% không hài lòng, còn lại hài lòng và rất hài lòng. Về thái độ giao tiếp: 2,33% không ý kiến, còn lại hài lòng trở lên. Về thủ tục hành chính: 6,98% không ý kiến, còn lại hài lòng trở lên. Về vệ sinh: 2,33% không hài lòng, 11,63% không ý kiến, còn lại hài lòng trở lên. Về trang phục:13,95% không ý kiến, còn lại hài lòng trở lên. Hài lòng chung tính theo trung bình cộng: 0% rất không hài lòng, 0,93% không hài lòng, 8,37% không ý kiến, còn lại 90,7% từ mức hài lòng trở lên. 13,95% đối tượng khảo sát cho ý kiến góp ý: Thêm giường, quạt gió; nâng cao cảnh giác cửa ra vào; sớm khắc phục thiết bị hư hỏng; tăng cường vệ sinh, trật tự; không mang vật sắc nhọn; tối tắt đèn hành lang.
            Kết luận: Đã rút ra được một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng, xác định yếu tố chưa hài lòng để cải tiến chất lượng phục vụ.
            Từ khóa: Hài lòng, pháp y tâm thần, giám định.
 
I. Đặt vấn đề
            Sự hài lòng của các cá nhân, tổ chức đến liên hệ giám định là tiêu chí quan trọng nhất dùng để đo lường sự đáp ứng của cơ quan giám định pháp y tâm thần. Với phương châm “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, nhằm có cơ sở khoa học chứng cứ tương tác giữa Trung tâm với các cá nhân, tổ chức đến liên hệ giám định giúp Ban lãnh đạo có kế hoạch cụ thể cải tiến phương cách phục vụ và nâng cao chất lượng công tác giám định để tăng uy tín, thương hiệu và tình cảm của các cá nhân, tổ chức dành cho Trung tâm; chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Khảo sát sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đến liên hệ giám định tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ năm 2017” với mục tiêu:
1. Xác định mức độ hài lòng của các cá nhân, tổ chức.
2. Xác định một số yếu tố dịch tễ học ở các cá nhân, tổ chức.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
          Tất cả cá nhân, tổ chức đến liên hệ khám sức khỏe tâm thần và trưng cầu giám định tố tụng từ tháng 4/2017 đến tháng 9/2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
            Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Xây dựng bộ câu hỏi tự điền và sử dụng chương trình SPSS 20.0 để nhập liệu và xử lý thống kê, đánh giá, kiểm định kết quả.
III. Kết quả nghiên cứu
3.1. Các yếu tố dịch tễ học
             Tuổi: Biến số tuổi theo phân phối chuẩn, tuổi trung bình là 37,7 ± 14,86. Trong đó, tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất là 77.
              Giới tính: Đối tượng nam chiếm 62,79%, nữ chiếm 37,21%.
              Địa chỉ: Đa phần đối tượng khảo sát sống ở nông thôn 60,47%, còn lại 39,53% ở thành thị.
             Học vấn: Phần lớn đối tượng có học vấn cao trên cấp 3 chiếm 60,47%, cấp 1 chiếm 25,58%, còn lại đều bằng nhau 4,65%.
             Nghề nghiệp: Hơn một nửa đối tượng nghiên cứu là cán bộ, viên chức 58,14%, nông dân chiếm 27,91%, các nghề còn lại tương đối thấp dưới 7%.
              Đặc điểm đối tượng: Khoảng 4/5 nhóm khảo sát là đại diện cho cơ quan trưng cầu giám định, còn lại 1/5 là cá nhân yêu cầu.
3.2. Mức độ hài lòng
            Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Không có ý kiến rất không hài lòng, 2,33% không hài lòng, 6,98% không ý kiến, 44,19% hài lòng, 46,51% rất hài lòng.
             Về thái độ giao tiếp: Không có ý kiến rất không hài lòng và không hài lòng, có 2,33% không ý kiến, 37,21% hài lòng, 60,44% rất hài lòng.
            Về thủ tục hành chính: Không có ý kiến rất không hài lòng và không hài lòng, 6,98% không ý kiến, 32,56% hài lòng, 60,47% rất hài lòng.
            Về vệ sinh: Không có ý kiến rất không hài lòng, 2,33% không hài lòng, 11,63% không ý kiến, 32,56% hài lòng, 53,49% rất hài lòng.
            Về trang phục: Không có ý kiến rất không hài lòng và không hài lòng, 13,95% không ý kiến, 30,23% hài lòng, 55,81% rất hài lòng.
            Mức độ hài lòng chung: Không có đối tượng rất không hài lòng, 0,93% không hài lòng, có 8,37% không ý kiến, 35,35% hài lòng, 55,35% rất hài lòng.
            Góp ý/ ý kiến chưa hài lòng khác: 13,95%, bao gồm: Thêm giường, quạt gió. Nâng cao cảnh giác cửa ra vào. Sớm khắc phục thiết bị hư hỏng. Tăng cường vệ sinh, trật tự. Không mang vật sắc nhọn. Tối nên tắt đèn hành lang.
V. Kết luận
5.1. Các yếu tố dịch tễ học
          Tuổi trung bình là 37,7 ± 14,86, nam 62,79% và nữ 37,21%.
          Đa phần sống ở nông thôn 60,47%, còn lại 39,53% ở thành thị.
          Đối tượng có học vấn cao trên cấp 3 60,47%, cấp 1 25,58%, còn lại đều bằng nhau 4,65%.
         Hơn một nửa đối tượng nghiên cứu là cán bộ, viên chức 58,14%, nông dân chiếm 27,91%, các nghề còn lại tương đối thấp dưới 7%.
          Khoảng 4/5 là đại diện cho cơ quan trưng cầu giám định, còn lại 1/5 là cá nhân yêu cầu.
5.2. Mức độ hài lòng
        Về cơ sở vật chất: Chỉ 2,33% nhóm khảo sát không hài lòng, trang thiết bị, còn lại đều hài lòng và rất hài lòng.
          Về thái độ giao tiếp: Có 2,33% không ý kiến, còn lại đều hài lòng trở lên.
          Về thủ tục hành chính: Có 6,98% không ý kiến, còn lại đều hài lòng trở lên.
          Về vệ sinh: Có 2,33% không hài lòng, 11,63% không ý kiến, còn lại hài lòng trở lên.
          Về trang phục: Đa số đối tượng đều rất hài lòng 55,81% và hài lòng 30,23%, còn lại 13,95% không ý kiến, không có đối tượng không hài lòng.
Sự hài lòng chung tính theo trung bình cộng: 0% rất không hài lòng, 0,93% không hài lòng, 8,37% không ý kiến, còn lại 90,7% từ mức hài lòng trở lên.
        Có 13,95% cho ý kiến góp ý, bao gồm: Thêm giường, quạt gió; nâng cao cảnh giác cửa ra vào; sớm khắc phục thiết bị hư hỏng; tăng cường vệ sinh, trật tự; không mang vật sắc nhọn; tối nên tắt đèn hành lang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trí Duẩn (2014), Khảo sát sự hài lòng của người nhà chăm sóc bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ năm 2014”, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở.
2. Phạm Trí Dũng và cộng sự (2011), “Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh của ba bệnh viện hạng III”, Đại học Y tế công cộng, 756 (3), 25 - 28.
3. Phạm Thị Huyên và cộng sự (2013), “Khảo sát sự hài lòng của người nhà bệnh nhân đối với giao tiếp của điều dưỡng tại bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1”, Tạp chí Y học thực hành, 870 (5), 99 - 101.
4. Tăng Thị Lưu (2011), “Nghiên cứu sự hài lòng của bệnh nhân đối với bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
5. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2014), “Đánh giá sự hài lòng của người bệnh đến khám và điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang”, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở.
6. Phạm Thị Tân Mỹ và cộng sự (2011), “Khảo sát sự hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Vạn Ninh năm 2011”, Tạp chí Y học TPHCM.
7. Lê Thành Tài và cộng sự (2008), “Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ”,Tạp chí Y học TPHCM.
8. Phan Thị Thanh Thủy, Hồ Như và cộng sự, “Khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012”, Tạp chí Y học TPHCM.
9. Văn Vĩnh (2015), “Thảm cảnh người tâm thần gây án”, Báo Công an nhân dân điện tử - CAND Online. Xem tại: http://cand.com.vn/Xa-hoi/Tham-canh-nguoi-tam-than-gay-an-352380/.
10.  Andaleeb S et al (2007), “Patient satisfaction with health services in Bangladesh” Published by Oxford University Press in association with The London School of Hygiene and Tropical Medicine.
11.  Choi K, Cho W, Lee S, Lee H, Kim C (2004), “The relationship among quality, value, satisfaction and behavioral intention in health care provider choice: a South Korean study”, Journal of Business Research, 57, 913 - 921.
12.  Cronin J J, Taylor S A (1992), “Measuring service quality: a re-examination and extension”, Journal of Marketing, 56, 55 - 68.
13.  Donabedian A (1988), “The quality of care. How can it be assessed?”, The Journal of the American Medical Association, 260 (12), 1743 - 1748.
14.  Lassar W M, Manolis C, Winsor R D (2000), “Service Quality Perspectives and Satisfaction in Private Banking”, Journal of Services Marketing, 14 (3), 244 – 271.
15.  Oliver, Richard L (1981), “Measurement and envaluation of satisfaction processes in retail settings”, Journal of Retailing, 57 (3), 25 – 48.
16.  Parasuraman A, Zeithaml V A, Berry L (1988), “SERVQUAL: a multiple – item scale for measuring customer perceptions of service quality”, Journal of Retailing, 64, 12 – 40.
 
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2017

Bài viết liên quan