RỐI LOẠN TRẦM CẢM

Ngày đăng: 22/12/2017

Mọi người thỉnh thoảng đều thấy buồn vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình.Thực tế, những cảm xúc buồn hay chán nản thoáng qua là hoàn toàn bình thường, đặc biệt là vào những thời điểm khó khăn. Nhưng những người nào mà không thể thoát ra khỏi những cảm xúc này trong khoảng thời gian hai tuần hoặc hơn thì có thể bị một chứng bệnh gọi là trầm cảm. 

Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần. Nó là một tình trạng buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống như công việc/học tập, gia đình và xã hội. Là rối loạn tâm thần có thể điều trị được. Trong suốt một đời người tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ là 1/4, và ở nam giới là 1/10. Tỉ lệ chung là 15%. Không có ai được miễn dịch với trầm cảm- rối loạn trầm cảm có thể xảy ra ở những người thuộc tất cả các tầng lớp xã hội, ở mọi quốc gia, và ở mọi nền văn hóa. Có 80 – 90% người mắc trầm cảm có thể được điều trị một cách hiệu quả. Tuổi trung bình khởi phát trầm cảm xấp xỉ 40, khoảng 50% bệnh nhân khởi phát trong độ tuổi 20-50. Trầm cảm cũng có thể khởi phát ở trẻ em và người lớn tuổi.

Nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ

- Các sang chấn tâm lý (yếu tố stress):

► Trong gia đình: xung đột giữa các thành viên trong gia đình, trong gia đình có người bị bệnh nặng hoặc kéo dài, có người chết, các khó khăn về kinh tế.

► Trong công việc: khó khăn, xung đột hoặc thất bại trong công việc, mất việc làm.

► Trong mối quan hệ xã hội: xung đột, chia tay với bạn bè, người yêu.

 

- Bệnh cơ thể kéo dài: các bệnh mạn tính làm bệnh nhân giảm khả năng hoạt động và có cái nhìn bi quan về sức khỏe và tương lai, như đái tháo đường, tai biến mạch máo não, cao huyết áp.

- Các thay đổi sinh lý: trong một số giai đoạn phát triển của con người, có những giai đoạn do sự thay đổi của các nội tiết trong cơ thể làm người ta dễ mắc rối loạn trầm cảm như: phụ nữ ở giai đoạn sau sinh hoặc thời kỳ mãn kinh. Bên cạnh đó có thể do thay đổi trong các chất dẫn truyền thần kinh trung gian (đây là những trường hợp được gọi là trầm cảm nội sinh).

- Tính cách của con người:

► Những người có tính cách bi quan hóa các vấn đề: những người luôn bi quan, tự ti, họ luôn nhìn thấy các mặt xấu, mặt tiêu cực, mặt thất bại của bản thân, gia đình và xã hội.

► Những người thu mình ít tiếp xúc với xung quanh.

Biểu hiện lâm sàng của trầm cảm

- Cảm xúc:

► Khí sắc giảm: Nét mặt buồn bã, nhiều khi không phản ứng với các khích thích bên ngoài

► Cảm thấy buồn rầu, chán nản.

► Mất hứng thú trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt các hứng thú trước đây đều bị giảm hoặc mất.

► Khóc lóc nhiều hoặc không có thể khó

► Cảm thấy cô đơn mặc dù có nhiều người xung quanh

- Tư duy:

►Mất tự tin vào bản thân: bệnh nhân thường đánh giá thấp bản thân, cho rằng bản thân không làm được điều gì tốt đẹp hoặc không hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

► Cảm thấy có tội, trường hợp nặng có các hoang tưởng tự buộc tội.

► Có những suy nghĩ tiêu bi quan, tiêu cực về bản thân, những người xung quanh và thế giới. Đặc biệt bệnh nhân luôn bi quan về tương lai, không thấy được đường đi cho bản thân.

► Có cảm giác vô vọng

► Nếu nặng có thể có các ý tưởng tự sát

- Hành vi:

► Chậm chạp, cảm giác khó khăn ngay khi làm các công việc đơn giản

► Ăn uống kém: giảm sự ngon miệng, không thấy cảm giác đói hoặc không có nhu cầu ăn uống.

► Rối loạn giấc ngủ (Đa số là mất ngủ, thường thức giấc nhiều lần hoặc dậy sớm)

► Không làm được các công việc bình thường như trước đây

► Giảm khả năng tập trung, ngay cả việc đơn giản bệnh nhân cũng không có khả năng chú ý, tập trung được.

► Trường hợp nặng có hành vi toan tự sát.

- Cơ thể:

► Đau đầu, đau nhức trong cơ thể.

► Dễ mệt mỏi: dù chỉ làm công việc đơn giản nhưng bệnh nhân vẫn có cảm giác mệt mỏi. Mệt mỏi toàn thân, đặc biệt vào buổi sáng sớm.

► Bồn chồn,bất an…

Các tiêu chuẩn chẩn đoán

a. Tiêu chuẩn lâm sàng:

- Triệu chứng chính: Có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng cơ bản sau đây:

► Khí sắc giảm (hầu như cả ngày, hầu như mọi ngày) ( đối với trẻ em và vị thành niên: bồn chồn hoặc khí sắc giảm)

► Giảm hứng thú đối với các hoạt động trước đây ưa thích

► Dễ mệt mõi.

- Các triệu chứng thường gặp: Có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau:

► Giảm khả năng tập trung và chú ý

► Giảm tự trọng và tự tin

► Thấy có tội và không xứng đáng

► Ảm đạm và bi quan về tương lai

► Có suy nghĩ hoặc hành vi tự hại hoặc tự tử

► Rối loạn giấc ngủ

► Giảm cảm giác ngon miệng

b.Tiêu chuẩn thời gian: các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tuần

c. Tiêu chuẩn ảnh hưởng cuộc sống: ảnh hưởng đến các hoạt động học tập/công việc, gia đình và xã hội

Điều trị trầm cảm

a. Trị liệu tâm lý bao gồm:

- Giáo dục tâm lý: những trường hợp trầm cảm nhẹ người thấy thuộc có thể tư vấn cho người bệnh hiểu đươc trầm cảm lý gì, các triệu chứng, nguyên nhan; từ đó định hứng cho họ các hoạt động vui chơi, giải tri, làm việc...lấy lại được cân bằng trong cuộc sống, đẩy lùi được trầm cảm.

- Thư giãn - tập thở: những trường hợp trầm cảm nhẹ và vừa, hướng dẫn cho họ tập thư giãn, có thể kết hợp với thuốc chống trầm cảm

- Liệu pháp kích hoạt hành vi (BA): áp dụng cho những trường hợp trầm cảm nhẹ và vừa; có thể kết hợp với thuốc chống trầm cảm hoặc không. Liệu pháp kích hoạt hành vi trong trầm cảm là để:

► Giúp người bệnh hiểu về bản chất của các triệu chứng.

► Học cách suy nghĩ thay thế trong các tình huống tương tự. Tạo động cơ cho các hoạt động có lợi cho sức khỏe.

► Làm những công việc yêu thích tạo sự hứng thú, cải thiện tâm trạng

► Phối hợp một số hoạt động trong các bài tập rèn luyện ở nhà hàng ngày.

► Trình bày lại cách đáp ứng hành vi mới.

Dự báo yếu tố nguy cơ, giải pháp ứng phó để duy trì hoạt động, ổn định và cải thiện tâm trạng

- Liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT):Là trị liệu giúp người bệnh thay đổi những suy nghĩ, những giải thích, những giả định và những chiến lược đáp ứng của họ, từ đó thay đổi hành vi, có những hành vi tích cực để vượt qua trầm cảm.

b. Điều trị bằng thuốc: Cần sự tư vấn và điều trị của bác sĩ chuyên khoa

Lưu ý: Việc điều trị trầm cảm thường phải kéo dài, ít nhất là 6 tháng, có nhiều trường hợp đến 1 - 2 năm để đề phòng tái phát.

 Tác giả: TS.BSCC. Nguyễn Hữu Chiến

Nguồn: http://www.bvtttw1.gov.vn/