NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐỐI TƯỢNG CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG GIÁM ĐỊNH TỐ TỤNG TẠI TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2018 - 2019

Ngày đăng: 10/01/2020

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐỐI TƯỢNG CHẬM PHÁT TRIỂN

TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG GIÁM ĐỊNH TỐ TỤNG

TẠI TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ

GIAI ĐOẠN 2018 - 2019

Vương Ngọc Hải,

 Nguyễn Văn Oanh,

 Thạch Thị Thúy Loan.

 

Đặt vấn đề:

            Chậm phát triển tâm thần hay còn được gọi là thiểu năng hoặc khuyết tật trí tuệ, là tình trạng phát triển không hoàn toàn của trí tuệ đặc trưng bởi sự suy yếu các kỹ năng và trí thông minh tổng thể. Những năm gần đây tại Trung tâm Pháp y Tâm thần (PYTT) khu vực Tây Nam Bộ, tỷ lệ đối tượng giám định bị Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) có xu hướng gia tăng về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm. Nhận thấy cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nhóm đối tượng này.

 

Mục tiêu nghiên cứu:

            - Tìm hiểu các yếu tố dịch tễ ở đối tượng CPTTT trong giám định PYTT.

            - Nghiên cứu đặc điểm các đối tượng CPTTT trong giám định PYTT.

 

Phương pháp:

            Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu.

 

Kết quả:

            Qua thu thập và xử lý số liệu tất cả hồ sơ giám định của các đối tượng được kết luận có bệnh lý CPTTT từ 01/01/2018 đến 30/9/2019, tổng hợp được 122 mẫu, bao gồm 35 biến tội phạm, 27 biến bị hại và 60 biến dân sự.

            - Về các yếu tố dịch tễ ở đối tượng CPTTT:

            + Nhóm tuổi: Trong các vụ án hình sự, nhóm tuổi chủ yếu dưới 40. Riêng đối với nhóm bị hại, độ tuổi dưới 20 chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong các vụ việc dân sự, độ tuổi tập trung từ nhóm 40 tuổi trở lên.

            + Giới tính: Không có sự khác biệt về giới tính trong giám định kể cả dân sự hay hình sự nói chung. Tuy nhiên, trong giám định hình sự thường gặp tội phạm nam và bị hại nữ.

            + Địa chỉ: Trong các vụ án hình sự không có sự khác biệt nhiều về địa chỉ. Còn trong các vụ việc dân sự, đối tượng tập trung tại Cần Thơ 15,57% và Đồng Tháp 10,66%.

            + Học vấn: 85,25% không biết chữ, không có đối tượng học trên cấp 2.

            + Nghề nghiệp: Hơn 90% không có nghề nghiệp.

            - Về đặc điểm đối tượng CPTTT:

            + Phân loại Chậm phát triển tâm thần theo ICD10 – 1992: Gần một nửa nhóm đối tượng là CPTTT nhẹ, tỉ lệ CPTTT trung bình xấp xỉ CPTTT nặng (khoảng 22%).

            + Hình thức giám định: Tỉ lệ giám định nội trú xấp xỉ giám định tại phòng khám.

            + Cơ quan trưng cầu: CSĐT 50,82%, Tòa án 29,51% và cá nhân yêu cầu 19,67%.

            + Phân loại đối tượng giám định: Trong các vụ án hình sự có 28,69% là tội phạm và 22,13% là bị hại. Trong các vụ việc dân sự là 49,18%, dự báo trong thời gian tới tỉ lệ này sẽ tiếp tục tăng.

            + Phân loại vụ án hình sự: Trong 62 trường hợp liên quan đến hình sự, 6,45% liên quan vụ án nguy hiểm đến tính mạng.

            +  Số lần phạm tội/ bị hại: Đều chủ yếu xảy ra chỉ một lần.

            + Hình thức gây án: Trong nhóm tội phạm, xâm hại tình dục và gây án không dùng hung khí cùng chiếm 24,19%, có dùng hung khí chiếm 8,06%. Hầu hết các bị hại đều liên quan đến các vụ án xâm hại tình dục.

            + Hậu quả: Trong nhóm tội phạm, hậu quả gặp nhiều nhất là thiệt hại tài sản 25,81%, kế đến là xâm hại tình dục 24,19%. Trong nhóm bị hại, hầu hết là bị xâm hại tình dục.

            + Nạn nhân: Trong nhóm tội phạm, chỉ 01 trường hợp nạn nhân là người thân của đối tượng nhưng là trường hợp rất nghiêm trọng do đối tượng CPTTT giết chết chính anh ruột của mình.

 

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1.  Nguyễn Đăng Đức (2000), “Đánh giá toàn diện công tác PYTT 1996 – 1999”, Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh.

2.  Giáo trình Tâm thần học, Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

3.  Vương Ngọc Hải và cộng sự (2018), “Mô hình các bệnh tâm thần và các yếu tố liên quan trong giám định tố tụng tại Trung tâm PYTT khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn 2015 - 2018”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2018.

4.  Nguyễn Thị Khánh Hợi, Đại cương giám định PYTT, Tâm thần học, Bộ môn tâm thần, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2005.

5.  Dương Văn Lương và cộng sự (2014), “Nghiên cứu cơ cấu bệnh tâm thần và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội trong giám định PYTT”, Bệnh viện Tâm thần Trung ương, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

6.  Quyết định số 3970/QĐ-BYT ngày 24/9/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD 10) tập 1 và tập 2.

7.  Ngô Đình Thư (2010), “Nghiên cứu tỷ lệ các rối loạn tâm thần và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân tâm thần giám định nội trú”, Trung tâm Giám định PYTT Thừa Thiên Huế.

8. Lê Hoàng Vũ và cộng sự (2017), “Nghiên cứu tỷ lệ các rối loạn tâm thần và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở các đối tượng được giám định nội trú tại Trung tâm PYTT khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn 2015-2016”, Trung tâm PYTT khu vực Tây Nam Bộ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2017.

Tiếng Anh

9.  Balogh R et al (2001), “Sexual abuse in children and adolescents with intellectual disability”, J Intellect Disabil Res, 45 (3), 194 - 201.

10. Jari Tiihonen MD et al (1993), “Criminality Associated With Mental Disorders and Intellectual Deficiency”, Arch Gen Psychiatry, 50(11), 917 -918.

11. Leigh Ann Davis (2009), “People with Intellectual Disability in the Criminal Justice System: Victims & Suspects”, The Arc, Washington, D.C.

12.  Mouzos J (1999), “Mental Disorder & Homicide in Australia”, Australian Institute of Criminology, 133, 121 - 140.

13.  Ollie J. Seay (2006), “Evaluating mental retardation for forensic purposes”, Texas State University – San Marcos, 2(3), 52 - 81.

14.  Sullivan & Knutson (2000), “Maltreatment and disabilities: A population-based epidemiological study”, Child Abuse & Neglect, 24(10), 1257 - 73.