PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ GIAI ĐOẠN TỪ 2017 VÀ ĐẾN 2020

Ngày đăng: 20/11/2017

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG

TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ

GIAI ĐOẠN TỪ 2017 VÀ ĐẾN 2020

                                    

    Ths.BS. Lê Hoàng Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp

I. Mục tiêu chung

Đến năm 2020, phát triển Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ đạt tiêu chí đơn vị sự nghiệp hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng, nhân lực, trang thiết bị nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao về giám định Pháp y Tâm thần cho 8 tỉnh miền Tây Nam Bộ theo qui định của Luật giám định tư pháp, là cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về chuyên ngành pháp y tâm thần; tham gia khám và điều trị bệnh nhân tâm thần theo yêu cầu của cá nhân và tổ chức.

II. Mục tiêu cụ thể

- Củng cố, kiện toàn , hoàn thiện mô hình tổ chức của Trung tâm theo quyết định phê duyệt qui chế  tổ chức hoạt động của Bộ y tế, đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn của Trung tâm theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

- Tuyển dụng, đào tạo, đội ngũ cán bộ đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao về khoa học kỷ thuật và tổ chức quản lý.

- Ưu tiên phát triển cho chuyên ngành: giám định pháp y tâm thần, giám định sức khỏe tâm thần, khám sức khỏe kết hôn có yếu tố nước ngoài, giám định y khoa, giám định thương tật tâm thần, điều trị bắt buộc khi có chức năng được cấp có thẩm quyền giao.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại và phát triển công nghệ thông tin trong quản lý Trung tâm.

- Phát triển khám chữa bệnh theo yêu cầu và thực hiện huy động xã hội trong phát triển Trung tâm theo qui định của pháp luật.

- Về qui mô phát triển: căn cứ vào nhu cầu của nhiệm vụ và nhu cầu của xã hội: giám định pháp y tâm thần đạt tối thiểu 200 trường hợp/năm; giám định sức khỏe tâm thần và các dịch vụ khác tối thiểu 1.000 trường hợp/ năm, qui mô tại cơ sở hiện tại được duy trì ở mức độ hợp lý.

Đại hội Công đoàn Trung tâm

III. Nội dung kế hoạch:

1. Về phát triển chuyên môn, khoa học kỹ thuật

- Phát triển các kỷ thuật giám định chuyên ngành sâu ngang tầm với các Trung tâm, trong khu vực và cả nước.

- Nâng cao chất lượng quản lý Dược trong Trung tâm. Cải cách hệ thống quản lý, giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả quản lý Dược.

- Khám và  điều trị theo yêu cầu bệnh nhân tâm thần khi có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật.

Cục Quản lý Khám - Chữa bệnh đến làm việc tại Trung tâm

2. Về nghiên cứu khoa học, đào tạo, và hợp tác quốc tế chuyên ngành pháp y tâm thần

- Nghiên cứu các vấn đề pháp y tâm thần, y học chuyên ngành, ứng dụng các kỷ thuật chẩn đoán, điều trị, dược lý lâm sàng.

- Tham gia xây dựng các qui trình chuyên môn về chuyên ngành.

- Tham gia đào tạo với các cơ sở đào tạo khi có nhu cầu và đủ điều kiện.

Một buổi xét duyệt đề cương Nghiên cứu khoa học tại Trung tâm

3. Về tổ chức bộ máy

Trong quá trình phát triển, việc tách và thành lập mới các khoa chuyên môn và phòng chức năng sẽ phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo yêu cầu phát triển và việc đảm bảo các điều kiện cần thiết của Trung tâm. Tổ chức bộ máy của Trung tâm thực hiện theo Điều lệ tổ chức, hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, theo đó:

- Hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức, bộ máy của Trung tâm bao gồm các khối: Ban giám đốc, các hội đồng, khối hành chính, khối chuyên môn (lâm sàng và cận lâm sàng) và khối dịch vụ.

   + Ban Lãnh đạo Trung tâm: Trung tâm có 01 giám đốc và một số phó giám đốc do bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm..

   + Các Hội đồng: Hội đồng Khoa học công nghệ, Hội đồng thuốc và điều trị, và các Hội đồng khác thành lập theo qui định hiện hành.

   + Các phòng chức năng (02 phòng, bao gồm: Tổ chức-Hành chính-Quản trị và Kế hoạch tổng hợp-Tài chính kế toán).

   + Các khoa chuyên môn (03 khoa, bao gồm: Khoa khám bệnh- điều trị theo yêu cầu, Khoa giám định, khoa Dược-Cận lâm sàng). Khoa Cận lâm sàng bao gồm các bộ phận: xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh, trắc nghiệm tâm lý.

   + Các tổ chức khác của Trung tâm trong quá trình phát triển có nhu cầu thành lập cần phù hợp với yêu cầu thực tiễn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phát triển nhân lực theo hướng tin gọn, hiệu quả

4. Về Quy mô

- Khối giám định: đến năm 2020, Trung tâm có qui mô 50 giường giám định đáp ứng yêu cầu tại Thông tư 18/2015/TT-BYT ngày 14/7/2015 của Bộ Y tế ban hành Qui trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần.

- Khối điều trị theo yêu cầu: tổ chức khám chữa bệnh ngoại trú bệnh tâm thần theo nhu cầu xã hội và theo qui định pháp lý cho phép.

Tham gia Khám - Chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế

IV. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về tổ chức và phát triển nguồn nhân lực:

- Tăng cường đào tạo, đào tạo liên tục (bao gồm đào tạo trong và ngoài nước, đào tạo đại học và sau đại học, đào tạo kỷ thuật viện) để sớm có đội ngũ giám định viên thầy thuốc và cán bộ y tế có đủ trình độ và điều kiện thích ứng với các kỷ thuật tiến tiến để phát triển chuyên ngành.

- Từng bước bổ sung nguồn nhân lực để đến năm 2020 đảm bảo cơ cấu nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Trung tâm thường xuyên tổ chức, tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

2. Về đầu tư phát triển và và xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật

Xây dựng cơ sở hạ tầng Trung tâm phù hợp với yêu cầu chức năng nhiệm vụ. các qui trình đầu tư, xây dựng cơ bản  thực hiện theo quyết định được phê duyệt của cấp có thẩm quyền và thực thi theo đúng các qui định hiện hành về Luật đầu tư công và quàn lý đầu tư và xây dựng cơ bản.

3. Về nguồn vốn

Ngân sách nhà nước cấp hàng năm bao gồm cả ngân sách sự nghiệp y tế, đầu tư phát triển và vốn trái phiếu chính phủ nếu có.

Viện trợ quốc tế, ODA và các nguồn vốn ưu đãi của Nhà tài trợ.

Huy động sự đóng góp của xã hội và cộng đồng trong phạm vi các chính sách của Nhà nước.

Vốn vay, vốn huy động và các nguồn vốn hợp pháp khác.

4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao năng lực quản lý

Tổ chức tham gia hợp tác quốc tế


Bài viết liên quan