MÔ HÌNH CÁC BỆNH TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG GIÁM ĐỊNH TỐ TỤNG TẠI TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2015 - 2018
MÔ HÌNH CÁC BỆNH TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG
GIÁM ĐỊNH TỐ TỤNG TẠI TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ
GIAI ĐOẠN 2015 - 2018
Vương Ngọc Hải, Nguyễn Văn Oanh, Nguyễn Trí Duẩn
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2015. Nhìn lại 03 năm công tác, với những thành tựu đã đạt được, tập thể cán bộ viên chức của đơn vị vẫn không ngừng đổi mới, luôn tìm phương pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn.
Mục tiêu: - Xác định tỉ lệ các bệnh tâm thần thường gặp trong giám định pháp y tâm thần. - Phân tích một số yếu tố liên quan đến các bệnh tâm thần thường gặp.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, vừa hồi cứu vừa tiến cứu, có phân tích.
Kết quả: - Về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: Khoảng 60% bị hạn chế, 24% mất, 16% đủ. - 06 bệnh lý tâm thần thường gặp: + Chậm phát triển tâm thần (28,11%) thường gặp ở nhóm tuổi trẻ, được trưng cầu nhiều ở An Giang và Đồng Tháp, liên quan các vụ xâm hại tình dục. + Tâm thần phân liệt (9,75%) thường gặp ở độ tuổi 20 - 50, đa số là tội phạm nam ở khu vực Đồng Tháp, hành vi phạm tội có xu hướng dùng hung khí. + Hội chứng sau chấn động não (8,41%) liên quan các vụ tai nạn giao thông chấn thương sọ não gây thương tích nặng hoặc tử vong. + Sa sút tâm thần (6,31%) chủ yếu trên 50 tuổi, học vấn dưới cấp 2 và không nghề, thường được giám định phòng khám, liên quan các vụ việc dân sự. + Rối loạn tâm thần (RLTT) và hành vi do sử dụng ma túy (5,74%) hầu hết là tội phạm nam nhưng hành vi không nguy hiểm đến tính mạng. + Rối loạn nhân cách (5,74%) thường gặp ở nam, đa số có nghề, hành vi phạm tội có dùng hung khí, nạn nhân một số ít là người thân.
Kết luận: Đã nghiên cứu được mô hình các bệnh tâm thần và các yếu tố liên quan trong giám định pháp y tâm thần.
Từ khóa: Giám định tố tụng, giám định pháp y tâm thần, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
ABSTRACT
Background: Southwest Regional Center of Forensic Psychiatry was established and operated from 01/7/2015. After 03 years of hard-working, with the achievement, we are constantly innovating, always looking for ways to improve the quality of professional activities.
Aims: - Determining the prevalence of common mental disorders in forensic psychiatric assessment. - Analysis of the associated factors of common mental disorders.
Method: Using cross-sectional descriptive study, combined with retrospective and prospective, analytical.
Result: - Cognitive ability and behavioral control: Around 60% restricted, 24% lost, 16% sufficient. - 06 common mental disorders: + Mental retardation (28,11%) was almost youngers, came from An Giang & Dong Thap, related to sexual abuse. + Schizophrenia (9,75%) was commonly found in the ages of 20 to 50, most of them were male criminals in Dong Thap that tend to use weapons. + Postconcussional syndrome (8,41%) was related to serious traumatic brain injury that may cause death. + Dementia (6,31%) was usually over 50 years old, low educaiton and jobless, usually assessed at the clinic because of relating to civil cases. + Mental and behavioural disorders due to psychoactive substance use - not including alcohol (5,74%) was almost male criminals but the behavior was not life-threatening. + Specific personality disorders (5,74%) were almost male criminals, some of the victims were relatives.
Conclusions: Having principles of mental disorders and related elements in forensic psychiatric assessment.
Key word: Assessment procedure, forensic psychiatric assessment, cognitive ability and behavioral control.
I. Đặt vấn đề
Pháp y tâm thần là một phân ngành của pháp y và cũng là một bộ phận của ngành tâm thần. Pháp y tâm thần chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ đặc biệt của các trạng thái RLTT đối với các vấn đề hình sự và dân sự.
Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2015. Nhìn lại 03 năm công tác, với những thành tựu đã đạt được, tập thể cán bộ viên chức của đơn vị vẫn không ngừng đổi mới, luôn tìm phương pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Mô hình các bệnh tâm thần và các yếu tố liên quan trong giám định tố tụng tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn 2015 - 2018” với hai mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ các bệnh tâm thần thường gặp trong GĐPYTT.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến các bệnh tâm thần thường gặp.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả hồ sơ giám định pháp y tâm thần theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và yêu cầu của cá nhân từ 01/7/2015 đến 01/7/2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, vừa hồi cứu vừa tiến cứu, có phân tích.
III. Kết quả và bàn luận
3.1. Tỉ lệ các bệnh lý tâm thần thường gặp
Các bệnh lý tâm thần:
TT |
Các bệnh lý tâm thần |
n |
% |
Có 14 loại bệnh tâm thần có từ 10 đối tượng trở lên trong mỗi loại, trong đó thường gặp nhất là Chậm phát triển tâm thần với 147 đối tượng, chiếm 28,11%. Chọn ra 6 bệnh lý tâm thần thường gặp để khảo sát các yếu tố liên quan, bao gồm: Chậm phát triển tâm thần (F7x) (28,11%), Tâm thần phân liệt (F20) (9,75%), Hội chứng sau chấn động não (F07.2) (8,41%), Sa sút tâm thần (F00 - F03) (6,31%), RLTT và hành vi do sử dụng ma túy (F11 - F19) (5,74%), Rối loạn nhân cách (F60) (5,74%).
|
01 |
Sa sút tâm thần |
33 |
6,31 |
|
02 |
Rối loạn nhân cách thực tổn |
21 |
4,02 |
|
03 |
Hội chứng sau chấn động não |
44 |
8,41 |
|
04 |
RLTT và hành vi do sử dụng rượu |
26 |
4,97 |
|
05 |
RLTT và hành vi do sử dụng ma túy |
30 |
5,74 |
|
06 |
Tâm thần phân liệt |
51 |
9,75 |
|
07 |
Rối loạn dạng phân liệt |
10 |
1,91 |
|
08 |
RLTT cấp |
11 |
2,1 |
|
09 |
Giai đoạn trầm cảm |
10 |
1,91 |
|
10 |
Rối loạn sự thích ứng |
14 |
2,68 |
|
11 |
Rối loạn nhân cách |
30 |
5,74 |
|
12 |
Rối loạn phân ly |
12 |
2,29 |
|
13 |
Chậm phát triển tâm thần |
147 |
28,11 |
|
14 |
Động kinh |
13 |
2,49 |
|
15 |
Khác |
16 |
3,06 |
|
16 |
Không bệnh |
55 |
10,52 |
|
Tổng |
523 |
100 |
Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
Khoảng 24% đối tượng có bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, các hành vi phạm tội của họ hoàn toàn do bệnh lý tâm thần chi phối. 60% đối tượng bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Trong 16% đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi có 10,52% là đối tượng không bệnh hoặc giả bệnh tâm thần và 5,54% có bệnh tâm thần nhưng bệnh đó không làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
3.2. Các yếu tố liên quan đến các bệnh lý tâm thần thường gặp
Nhóm tuổi:
Mã bệnh Nhóm tuổi |
F7x |
F20 |
F07.2 |
F00-F03 |
F11-F19 |
F60 |
||||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
< 20 |
34 |
6,5 |
01 |
0,19 |
10 |
1,91 |
0 |
0 |
0 |
0 |
04 |
0,76 |
20 – 29 |
50 |
9,56 |
10 |
1,91 |
13 |
2,49 |
01 |
0,19 |
11 |
2,1 |
11 |
2,1 |
30 – 39 |
28 |
5,35 |
18 |
3,44 |
09 |
1,72 |
01 |
0,19 |
14 |
2,68 |
11 |
2,1 |
40 – 49 |
22 |
4,21 |
18 |
3,44 |
07 |
1,34 |
01 |
0,19 |
05 |
0,96 |
03 |
0,57 |
50 – 59 |
09 |
1,72 |
02 |
0,38 |
03 |
0,57 |
04 |
0,76 |
0 |
0 |
01 |
0,19 |
≥ 60 |
04 |
0,76 |
02 |
0,38 |
02 |
0,38 |
26 |
4,97 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Tổng |
147 |
28,11 |
51 |
9,75 |
44 |
8,41 |
33 |
6,31 |
30 |
5,74 |
30 |
5,74 |
Kiểm định |
χ2 = 57,939; |
χ2 = 38,059; |
χ2 = 12,182; |
χ2 = 72,303; |
χ2 = 4,200; |
χ2 = 14,667; |
Chậm phát triển tâm thần thường gặp ở tuổi trẻ. Tâm thần phân liệt tập trung ở độ tuổi 20 - 50. Hội chứng sau chấn động não và Rối loạn nhân cách tập trung nhiều dưới 40 tuổi. Sa sút tâm thần hiển nhiên xuất hiện nhiều từ 50 trở lên và chủ yếu là trên 60.
Giới tính:
Mã bệnh Giới tính |
F7x |
F20 |
F07.2 |
F00-F03 |
F11-F19 |
F60 |
||||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Nam |
81 |
15,49 |
41 |
7,84 |
41 |
7,84 |
16 |
3,06 |
29 |
5,54 |
27 |
5,16 |
Nữ |
66 |
12,62 |
10 |
1,91 |
03 |
0,57 |
17 |
3,25 |
01 |
0,19 |
03 |
0,57 |
Tổng |
147 |
28,11 |
51 |
9,75 |
44 |
8,41 |
33 |
6,31 |
30 |
5,74 |
30 |
5,74 |
Kiểm định |
χ2 = 1,531; |
χ2 = 18,843; |
χ2 = 32,818; |
χ2 = 0,030; |
χ2 = 26,133; |
χ2 = 19,200; |
Không có sự khác biệt về giới tính trong bệnh Chậm phát triển tâm thần và Sa sút tâm thần, các bệnh còn lại đều có sự khác biệt về giới tính với tỉ lệ đối tượng nam chiếm đa số so với đối tượng nữ.
Địa phương trưng cầu giám định:
Mã bệnh Địa phương |
F7x |
F20 |
F07.2 |
F00-F03 |
F11-F19 |
F60 |
||||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Cần Thơ |
19 |
3,63 |
09 |
1,72 |
06 |
1,15 |
09 |
1,72 |
08 |
1,53 |
02 |
0,38 |
Hậu Giang |
14 |
2,68 |
09 |
1,72 |
05 |
0,96 |
0 |
0 |
02 |
0,38 |
04 |
0,76 |
Cà Mau |
15 |
2,87 |
04 |
0,76 |
05 |
0,96 |
0 |
0 |
01 |
0,19 |
05 |
0,96 |
Bạc Liêu |
10 |
1,91 |
03 |
0,57 |
04 |
0,76 |
05 |
0,96 |
03 |
0,57 |
03 |
0,57 |
Kiên Giang |
16 |
3,06 |
03 |
0,57 |
11 |
2,1 |
03 |
0,57 |
07 |
1,34 |
05 |
0,96 |
An Giang |
26 |
4,97 |
07 |
1,34 |
04 |
0,76 |
02 |
0,38 |
02 |
0,38 |
06 |
1,15 |
Đồng Tháp |
27 |
5,16 |
15 |
2,87 |
05 |
0,96 |
12 |
2,29 |
04 |
0,76 |
04 |
0,76 |
Sóc Trăng |
17 |
3,25 |
01 |
0,19 |
03 |
0,57 |
02 |
0,38 |
03 |
0,57 |
0 |
0 |
Khác |
03 |
0,57 |
0 |
0 |
01 |
0,19 |
0 |
0 |
0 |
0 |
01 |
0,19 |
Tổng |
147 |
28,11 |
51 |
9,75 |
44 |
8,41 |
33 |
6,31 |
30 |
5,74 |
30 |
5,74 |
Kiểm định |
χ2 = 26,939; |
χ2 = 22,882; |
χ2 = 12,045; |
χ2 = 15,545; |
χ2 = 11,600; |
χ2 = 5,200; |
Chậm phát triển tâm thần được trưng cầu nhiều ở An Giang, Đồng Tháp. Tâm thần phân liệt và Sa sút tâm thần được trưng cầu nhiều nhất tại Đồng Tháp.
Học vấn:
Mã bệnh Học vấn |
F7x |
F20 |
F07.2 |
F00-F03 |
F11-F19 |
F60 |
||||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Không biết chữ |
96 |
18,36 |
09 |
1,72 |
08 |
1,53 |
13 |
2,49 |
0 |
0 |
05 |
0,96 |
Cấp 1 |
40 |
7,65 |
22 |
4,21 |
11 |
2.1 |
12 |
2,29 |
09 |
1,72 |
10 |
1,91 |
Cấp 2 |
10 |
1,91 |
14 |
2,68 |
19 |
3,63 |
04 |
0,76 |
18 |
3,44 |
14 |
2,68 |
Cấp 3 |
01 |
0,19 |
06 |
1,15 |
03 |
0,57 |
03 |
0,57 |
03 |
0,57 |
01 |
0,19 |
Trên cấp 3 |
0 |
0 |
0 |
0 |
02 |
0,38 |
01 |
0,19 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Tổng |
147 |
28,11 |
51 |
9,75 |
43 |
8,22 |
33 |
6,31 |
30 |
5,74 |
30 |
5,74 |
Kiểm định |
χ2 = 150,061; |
χ2 = 11,510; |
χ2 = 22,000; |
χ2 = 18,364; |
χ2 = 11,400; |
χ2 = 12,933; |
Chậm phát triển tâm thần với trên 90% đối tượng có học vấn không qua được cấp 1. Kết quả nghiên cứu cũng phát hiện học vấn thấp có nguy cơ bị Sa sút tâm thần nhiều hơn với 75,76% có học vấn không đến cấp 2. Các bệnh còn lại tập trung học vấn ở cấp 1 và cấp 2.
Nghề nghiệp:
Mã bệnh Nghề nghiệp |
F7x |
F20 |
F07.2 |
F00-F03 |
F11-F19 |
F60 |
||||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Có nghề |
46 |
8,8 |
15 |
2,87 |
30 |
5,74 |
02 |
0,38 |
15 |
2,87 |
21 |
4,02 |
Không nghề |
101 |
19,31 |
36 |
6,88 |
14 |
2,68 |
31 |
5,93 |
15 |
2,87 |
09 |
1,72 |
Tổng |
147 |
28,11 |
51 |
9,75 |
44 |
8,41 |
33 |
6,31 |
30 |
5,74 |
30 |
5,74 |
Kiểm định |
χ2 = 20,578; |
χ2 = 8,647; |
χ2 = 5,818; |
χ2 = 25,485; |
χ2 = 0,000; |
χ2 = 4,800; |
Tâm thần phân liệt, Chậm phát triển tâm thần và Sa sút tâm thần thường gặp trên các đối tượng không nghề. Hội chứng sau chấn động não thường gặp trong các vụ tai nạn giao thông dẫn đến chấn thương sọ não, đối tượng trước khi bị tai nạn có nghề nghiệp nhưng sau tai nạn thường không thể tiếp tục duy trì công việc như trước. Rối loạn nhân cách lại thường gặp trên đối tượng có nghề.
Hình thức giám định:
Mã bệnh Hình thức giám định |
F7x |
F20 |
F07.2 |
F00-F03 |
F11-F19 |
F60 |
||||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Giám định nội trú |
117 |
22,37 |
37 |
7,07 |
41 |
7,84 |
3 |
0,57 |
30 |
5,74 |
29 |
5,54 |
Giám định phòng khám |
30 |
5,74 |
14 |
2,68 |
3 |
0,57 |
30 |
5,74 |
0 |
0 |
1 |
0,19 |
Tổng |
147 |
28,11 |
51 |
9,75 |
44 |
8,41 |
33 |
6,31 |
30 |
5,74 |
30 |
5,74 |
Kiểm định |
χ2 = 51,490; |
χ2 = 10,373; |
χ2 = 32,818; |
χ2 = 22,091; |
|
χ2 = 26,133; |
Sa sút tâm thần thường gặp ở hình thức giám định phòng khám. Các bệnh còn lại thường gặp ở hình thức giám định nội trú.
Phân loại đối tượng giám định:
Mã bệnh Loại đối tượng |
F7x |
F20 |
F07.2 |
F00-F03 |
F11-F19 |
F60 |
||||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Tội phạm |
67 |
12,81 |
33 |
6,31 |
39 |
7,46 |
02 |
0,38 |
30 |
5,74 |
27 |
5,16 |
Bị hại |
48 |
9,18 |
04 |
0,76 |
02 |
0,38 |
0 |
0 |
0 |
0 |
02 |
0,38 |
Khác |
32 |
6,12 |
14 |
2,68 |
03 |
0,57 |
31 |
5,93 |
0 |
0 |
01 |
0,19 |
Tổng |
147 |
28,11 |
51 |
9,75 |
44 |
8,41 |
33 |
6,31 |
30 |
5,74 |
30 |
5,74 |
Kiểm định |
χ2 = 12,531; |
χ2 = 25,529; |
χ2 = 60,591; |
χ2 = 25,485; |
|
χ2 = 43,400; |
Tâm thần phân liệt, RLTT và hành vi do sử dụng ma túy và Rối loạn nhân cách thường dẫn đến các hành vi phạm tội trong các vụ án hình sự phức tạp. Chậm phát triển tâm thần gặp nhiều ở các tội phạm hoặc bị hại trong các vụ án hình sự, tuy nhiên cũng hay gặp trong các vụ việc dân sự. Sa sút tâm thần chủ yếu liên quan trong các vụ việc dân sự.
Phân loại vụ án, vụ việc:
Mã bệnh Vụ |
F7x |
F20 |
F07.2 |
F00-F03 |
F11-F19 |
F60 |
||||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Nguy hiểm tính mạng |
14 |
2,68 |
16 |
3,06 |
30 |
5,74 |
01 |
0,19 |
08 |
1,53 |
12 |
2,29 |
Không nguy hiểm tính mạng |
101 |
19,31 |
21 |
4,02 |
11 |
2,1 |
01 |
0,19 |
22 |
4,21 |
17 |
3,25 |
Tổng |
115 |
21,99 |
37 |
7,08 |
41 |
7,84 |
2 |
0,38 |
30 |
5,74 |
29 |
5,54 |
Kiểm định |
χ2 = 65,817; |
χ2 = 0,676; |
χ2 = 8,805; |
|
χ2 = 6,533; |
χ2 = 0,862; |
Chậm phát triển tâm thần và RLTT và hành vi do sử dụng ma túy thường dẫn đến các hành vi ít nguy hiểm đến tính mạng. Hội chứng sau chấn động não thường xuất hiện sau chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, phần lớn nguy hiểm đến tính mạng.
Số lần phạm tội:
Mã bệnh Số lần |
F7x |
F20 |
F07.2 |
F00-F03 |
F11-F19 |
F60 |
||||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Một lần |
94 |
17,97 |
32 |
6,12 |
38 |
7,27 |
02 |
0,38 |
26 |
4,97 |
25 |
4,78 |
Hai lần |
08 |
1,53 |
03 |
0,57 |
02 |
0,38 |
0 |
0 |
02 |
0,38 |
01 |
0,19 |
Ba lần |
06 |
1,15 |
01 |
0,19 |
0 |
0 |
0 |
0 |
01 |
0,19 |
02 |
0,38 |
Trên ba lần |
07 |
1,34 |
01 |
0,19 |
01 |
0,19 |
0 |
0 |
01 |
0,19 |
01 |
0,19 |
Tổng |
115 |
21,99 |
37 |
7,07 |
41 |
7,84 |
02 |
0,38 |
30 |
5,74 |
29 |
5,54 |
Kiểm định |
χ2 = 197,522; |
χ2 = 74,892; |
χ2 = 65,024; |
|
χ2 = 60,933; |
χ2 = 58,034; |
Qua thống kê và kiểm định cho thấy đa số đối tượng phạm tội một lần trước khi được trưng cầu giám định.
Hình thức gây án:
Mã bệnh Hình |
F7x |
F20 |
F07.2 |
F00-F03 |
F11-F19 |
F60 |
||||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Có hung khí |
11 |
2,1 |
17 |
3,25 |
09 |
1,72 |
0 |
0 |
17 |
3,25 |
17 |
3,25 |
Không hung khí |
32 |
6,12 |
12 |
2,29 |
32 |
6,12 |
02 |
0,38 |
13 |
2,49 |
06 |
1,15 |
Hiếp dâm |
72 |
13,77 |
08 |
1,53 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
06 |
1,15 |
Tổng |
115 |
21,99 |
37 |
7,07 |
41 |
7,84 |
02 |
0,38 |
30 |
5,74 |
29 |
5,54 |
Kiểm định |
χ2 = 50,104; |
χ2 = 3,297; |
χ2 = 12,902; |
|
χ2 = 0,533; |
χ2 = 8,345; |
Chậm phát triển tâm thần có xu hướng liên quan đến các vụ án hiếp dâm. Hội chứng sau chấn động não chủ yếu liên quan các vụ tai nạn giao thông có chấn thương sọ não. Rối loạn nhân cách lại sẵn sàng sử dụng hung khí tấn công người khác để đạt được ý muốn bản thân. Tâm thần phân liệt, RLTT và hành vi do sử dụng ma túy cũng có xu hướng sử dụng hung khí, tuy nhiên qua kiểm định cho thấy không có sự khác biệt.
Hậu quả:
Mã bệnh Hậu quả |
F7x |
F20 |
F07.2 |
F00-F03 |
F11-F19 |
F60 |
||||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Gây chết người |
08 |
1,53 |
08 |
1,53 |
19 |
3,63 |
01 |
0,19 |
02 |
0,38 |
04 |
0,76 |
Gây thương tích |
08 |
1,53 |
11 |
2,1 |
15 |
2,87 |
0 |
0 |
10 |
1,91 |
13 |
2,49 |
Gây rối trật tự |
01 |
0,19 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
01 |
0,19 |
01 |
0,19 |
Thiệt hại tài sản |
25 |
4,78 |
10 |
1,91 |
06 |
1,15 |
01 |
0,19 |
12 |
2,29 |
04 |
0,76 |
Xâm hại tình dục |
73 |
13,96 |
08 |
1,53 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
06 |
1,15 |
Khác |
0 |
0 |
0 |
0 |
01 |
0,19 |
0 |
0 |
05 |
0,96 |
01 |
0,19 |
Tổng |
115 |
21,99 |
37 |
7,07 |
41 |
7,84 |
02 |
0,38 |
30 |
5,74 |
29 |
5,54 |
Kiểm định |
χ2 = 149,48; |
χ2 = 0,730; |
χ2 = 19,780; |
|
χ2 = 15,667; |
|
Các đối tượng Chậm phát triển tâm thần khó kiềm chế nhu cầu bản năng dẫn đến hành vi hiếp dâm. Hội chứng sau chấn động não thường liên quan hậu quả chết người hoặc thương tích. RLTT và hành vi do sử dụng ma túy thường dẫn đến thương tích và thiệt hại tài sản. Rất may là theo khảo sát thì hành vi do sử dụng ma túy thường ít nguy hiểm đến tính mạng.
Nạn nhân:
Mã bệnh Nạn nhân |
F7x |
F20 |
F07.2 |
F00-F03 |
F11-F19 |
F60 |
||||||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Bản thân |
47 |
8,99 |
04 |
0,76 |
07 |
1,34 |
0 |
0 |
04 |
0,76 |
04 |
0,76 |
Cha |
01 |
0,19 |
01 |
0,19 |
0 |
0 |
0 |
0 |
02 |
0,38 |
01 |
0,19 |
Mẹ |
0 |
0 |
0 |
0 |
01 |
0,19 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Chồng |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Vợ |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Con |
01 |
0,19 |
01 |
0,19 |
01 |
0,19 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Người khác |
66 |
12,62 |
31 |
5,93 |
32 |
6,12 |
02 |
0,38 |
23 |
4,4 |
24 |
4,59 |
Tổng |
115 |
21,99 |
37 |
7,07 |
41 |
7,84 |
02 |
0,38 |
29 |
5,54 |
29 |
5,54 |
Kiểm định |
χ2 = 113,417; |
χ2 = 68,838; |
χ2 = 63,878; |
|
χ2 = 27,793; |
χ2 = 32,345; |
Đa số nạn nhân trong các vụ án liên quan đến các bệnh tâm thần thường gặp là người khác. Đối với người thân, có một số trường hợp gây nguy hiểm cho cha mẹ và con, mặc dù không có trường hợp nào gây nguy hiểm cho vợ hoặc chồng nhưng do tỉ lệ ít nên chưa có giá trị thống kê. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong giám định chứ chưa đảm bảo thể hiện chính xác trong xã hội. Đối với các vụ việc nạn nhân là người thân thì nhiều trường hợp thường du di bỏ qua, không trình báo công an.
IV. Kết luận
Qua thống kê 523 trường hợp giám định pháp y tâm thần trong 03 năm (từ 01/7/2015 đến 01/7/2018) ghi nhận 06 bệnh lý tâm thần thường gặp: Chậm phát triển tâm thần (28,11%), Tâm thần phân liệt (9,75%), Hội chứng sau chấn động não (8,41%), Sa sút tâm thần (6,31%), RLTT và hành vi do sử dụng ma túy (5,74%), Rối loạn nhân cách (5,74%).
Về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, khoảng 60% bị hạn chế, 25% mất, còn lại khoảng 16% đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Qua kiểm định các yếu tố liên quan đến 06 bệnh lý tâm thần thường gặp, ghi nhận các yếu tố quan trọng:
- Chậm phát triển tâm thần (F7x) thường gặp ở nhóm tuổi trẻ, được trưng cầu nhiều ở khu vực An Giang và Đồng Tháp, học vấn thấp và không nghề, liên quan các vụ xâm hại tình dục.
- Tâm thần phân liệt (F20) thường gặp ở độ tuổi 20 - 50, đa số là tội phạm nam ở khu vực Đồng Tháp, hành vi phạm tội có xu hướng dùng hung khí.
- Hội chứng sau chấn động não (F07.2) là tội phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông chấn thương sọ não gây thương tích nặng hoặc chết người.
- Sa sút tâm thần (F00 - F03) chủ yếu trên 50 tuổi, học vấn dưới cấp 2 và không nghề, thường được giám định phòng khám, liên quan các vụ việc dân sự.
- RLTT và hành vi do sử dụng ma túy (F11 - F19) hầu hết là tội phạm nam nhưng hành vi không nguy hiểm đến tính mạng, chủ yếu là gây thương tích và thiệt hại tài sản.
- Rối loạn nhân cách (F60) thường gặp ở nam, đa số có nghề, hành vi phạm tội có dùng hung khí, nạn nhân một số ít là người thân.
VI. Kiến nghị
Chủ động có biện pháp phòng tránh các vật dụng có thể dùng làm hung khí, nhất là ở những đối tượng Rối loạn nhân cách.
Khi tiếp nhận các đối tượng giám định cần chú ý các bệnh lý cơ thể, chấn thương trước khi đưa vào giám định nội trú.
Định hướng mô hình bệnh tật trong công tác giám định, đồng thời tạo cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về từng loại bệnh trong giám định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. . Trần Văn Cường (1996), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các nhân tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân tâm thần phân liệt trong giám định pháp y tâm thần”, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Y dược, Đại học Y khoa Hà Nội.
2. Trần Văn Cường, Ngô Văn Vinh (2014), “Nghiên cứu một số trường hợp chậm phát triển tâm thần gặp trong giám định pháp y tâm thần”, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2014.
3. Nguyễn Đăng Đức (2000), “Đánh giá toàn diện công tác pháp y tâm thần 1996 – 1999”, Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh.
4... Vương Ngọc Hải và cộng sự (2015), “Đánh giá khái quát về công tác giám định pháp y tâm thần tại Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần thành phố Cần Thơ”, Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần thành phố Cần Thơ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2015.
5... Dương Văn Lương và cộng sự (2014), “Nghiên cứu cơ cấu bệnh tâm thần và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội trong giám định pháp y tâm thần”, Bệnh viện Tâm thần Trung ương, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
6... Ngô Đình Thư (2010), “Nghiên cứu tỷ lệ các rối loạn tâm thần và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân tâm thần giám định nội trú”, Bệnh viện Tâm thần Huế.
7... Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Miền Trung (2016), Báo cáo số 11/BC-KH/PYTT ngày 18/01/2016 về Báo cáo hoạt động năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016.
8... Ngô Văn Vinh (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần”, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.
9. . Lê Hoàng Vũ và cộng sự (2017), “Nghiên cứu tỷ lệ các rối loạn tâm thần và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở các đối tượng được giám định nội trú tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn 2015-2016”, Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2017.
Tiếng Anh
10. Jari Tiihonen MD et al (1993), “Criminality Associated With Mental Disorders and Intellectual Deficiency”, Arch Gen Psychiatry, 50(11), 917 -918.
11. Brinded PM et al (2001), “Prevalence of psychiatric disorders in New Zealand prisons: a national study”, The Australian and New Zealand journal of psychiatry, 35, 166 - 173.
12. Mouzos J (1999), “Mental Disorder & Homicide in Australia”, Australian Institute of Criminology, 133, 121 - 140.
Bài viết liên quan
-
KIỂM TRA LIÊN NGÀNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP VÀ ĐỀ ÁN 250 TẠI TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ
-
CHI ĐOÀN TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ ĐÃ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN LẦN THỨ IV, NHIỆM KỲ 2024-2027
-
LỄ CÔNG BỐ VÀ TRAO QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ NHIỆM KỲ 2024 - 2029
-
GIẢI BÓNG ĐÁ CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 69 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27/02
-
KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ NĂM 2023
-
KHỐI THI ĐUA SỐ 7 – CÔNG ĐOÀN Y TẾ VIỆT NAM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM 2023 VÀ KÝ GIAO ƯỚC THI ĐUA NĂM 2024
-
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
-
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN
-
HỘI NGHỊ CHI ĐOÀN GIỚI THIỆU ĐOÀN VIÊN ƯU TÚ ĐỦ TIÊU CHUẨN XEM XÉT KẾT NẠP ĐẢNG
-
CĐCS TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ TỔ CHỨC DU LỊCH 2023 CHO VC, NLĐ CÙNG GIA ĐÌNH TẠI KDL GÁO GIỒNG