KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI VỤ VIỆC GIÁM ĐỊNH TẠI TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Ngày đăng: 19/02/2021
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI VỤ VIỆC GIÁM ĐỊNH
TẠI TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NAM BỘ
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
 
Vương Ngọc Hải, Lê Hoàng Vũ, Nguyễn Văn Thống
Nguyễn Văn Oanh, Nguyễn Tấn Phương, Trang Tấn Phát,
Thạch Thị Thúy Loan, Nguyễn Trí Duẩn, Đào Thị Cẩm Thủy
Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ
TÓM TẮT
I. Đặt vấn đề: Pháp y tâm thần là một bộ phận của tâm thần học, chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ đặc biệt của các trạng thái rối loạn tâm thần (RLTT) đối với các vấn đề hình sự và dân sự.
II. Mục tiêu: - Xác định mô hình rối loạn tâm thần tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ. - Phân tích mối liên quan giữa mô hình rối loạn tâm thần với hậu quả của vụ việc trưng cầu/yêu cầu.
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu, đối với tất cả các trường hợp được trưng cầu giám định pháp y tâm thần từ 01/7/2015 đến 01/7/2020.
IV. Kết quả: - Nhóm tuổi dưới 18 chiếm 6,45%, nhóm tuổi 18 - 60 chiếm 80,84%, 12,71% trên 60 tuổi. - Đối tượng nam chiếm đa số với 72,52%. - Khoảng 1/3 số đối tượng không biết chữ (33,93%). - Tỷ lệ đối tượng không nghề lên đến 62,4%. - 06 bệnh lý tâm thần thường gặp: Sa sút tâm thần (F00-F03) 11,1%, Hội chứng sau chấn động não (F07.2) 5,82%, Rối loạn nhân cách, hành vi do sử dụng ma túy (F11-F19) 6,8%, Tâm thần phân liệt (F20) 12,35%, Rối loạn nhân cách (F60) 6,18% và Chậm phát triển tâm thần (F7x) 29,63%.
V. Kết luận: - Đã xác định được mô hình rối loạn tâm thần và mối liên quan giữa mô hình rối loạn tâm thần với hậu quả của vụ việc trưng cầu/yêu cầu.
Từ khóa: Pháp y tâm thần, giám định pháp y tâm thần, rối loạn tâm thần, mô hình rối loạn tâm thần.
 
INVESTIGATING THE MODELS OF PSYCHOTIC DISORDERS AND THE RELATIONSHIP BETWEEN THE MODELS OF PSYCHOTIC DISORDERS AND BEHAVIORS OF ASSESSMENT CASES AT THE FORENSIC PSYCHIATRY CENTER FOR SOUTHWEST REGION 2015 - 2020
 
Vuong Ngoc Hai, Le Hoang Vu, Nguyen Van Thong,
Nguyen Van Oanh, Nguyen Tan Phuong, Trang Tan Phat,
Thach Thi Thuy Loan, Nguyen Tri Duan, Dao Thi Cam Thuy
Forensic Psychiatry Center for Southwest Region
 
ABSTRACT
I. Background: Forensic psychiatry is a small specialty within psychiatry, mainly study at the special relationship between psychotic disorders and criminal and civil problems.
II. Aims: - Identify the models of psychotic disorders at the Forensic Psychiatry Center for Southwest Region. - Analyze the relationship between the models of psychotic disorders and consequences of the solicitation / request cases.
III. Materials and Methods: Using cross-sectional descriptive combined with retrospective study for all cases which are referred to forensic psychiatric assessments from 1st July 2015 to 1st July 2020.
IV. Result: - Under 18 age group 6.45%, 18 - 60 age group 80.84%, 12.71% over 60 years old. - Male: Female around 2.64 - 33.93% illiteracy. - 62.4% unemployment. - 06 common psychotic disorders: Dementia (F00-F03) 11.1%, Postconcussional syndrome (F07.2) 5.82%, Mental and behavioral disorders due drug use (F11-F19) 6.8%, Schizophrenia (F20) 12.35%, Personality Disorders (F60) 6.18% and Mental Retardation (F7x) 29.63%.
V. Conclusions: - Having referred the models of psychotic disorders and the relationship between the models of psychotic disorders and the consequences of the solicitation / request cases.
Key word: Forensic psychiatry, forensic psychiatric assessment, psychotic disorder, models of psychotic disorders.
I. Đặt vấn đề
Pháp y tâm thần (PYTT) là một phân ngành của pháp y và cũng là một bộ phận của ngành tâm thần. PYTT chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ đặc biệt của các trạng thái rối loạn tâm thần (RLTT) đối với các vấn đề hình sự và dân sự. Công tác giám định pháp y tâm thần (GĐPYTT) có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị, có sự phức tạp về chuyên môn y tế, đồng thời cũng còn thể hiện tính nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa là đảm bảo quyền và nghĩa vụ phải điều trị cho các bệnh nhân tâm thần. [1], [2], [3], [4]
            Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2015. Sau 05 năm đảm trách nhiệm vụ GĐPYTT cho khu vực Tây Nam Bộ, Trung tâm đã thực hiện giám định cho hơn 1000 trường hợp, kết luận giám định đã giúp ích rất nhiều cho các cơ quan tố tụng trong việc xét xử đúng người, đúng tội, đồng thời còn thực thi tính nhân đạo trong luật pháp nước ta là đảm bảo quyền và nghĩa vụ phải điều trị cho các bệnh nhân đã mắc bệnh tâm thần. Qua đó, góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội trong khu vực, xây dựng niềm tin trong quần chúng nhân dân để an tâm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. [5], [6], [7], [8], [9]
            Việc xây dựng mô hình rối loạn tâm thần trong giám định pháp y tâm thần sẽ giúp định hình mối liên quan giữa các loại bệnh tâm thần và các hành vi phạm tội. Từ đó, giúp dự phòng, cảnh báo sớm và can thiệp kịp thời các hành vi phạm tội của bệnh nhân tâm thần, giúp cho công tác giám định và chữa bệnh bắt buộc, cũng như ngăn ngừa tái diễn hành vi phạm tội cho bệnh nhân. [10]
Trên thế giới đã có một số mô hình trong giám định pháp y tâm thần. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa có mô hình nào. Nhìn lại 05 năm công tác, với những thành tựu đã đạt được, tập thể viên chức của đơn vị vẫn không ngừng đổi mới, luôn tìm phương pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn. Chính vì lý do đó, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu mô hình rối loạn tâm thần và các yếu tố liên quan trong GĐPYTT tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn 2015 - 2020” với hai mục tiêu:
1. Xác định mô hình rối loạn tâm thần tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ.
2. Phân tích mối liên quan giữa mô hình rối loạn tâm thần với hậu quả của vụ việc trưng cầu/yêu cầu.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả hồ sơ GĐPYTT theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và yêu cầu của cá nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và nằm ngoài tiêu chuẩn loại trừ từ 01/7/2015 đến 01/7/2020.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Chọn tất cả hồ sơ GĐPYTT trong giai đoạn 05 năm từ 01/7/2015 đến 01/7/2020.
Tiêu chuẩn loại trừ: Hồ sơ giám định nội trú chưa hoàn tất do gián đoạn quá trình giám định; Hồ sơ giám định phòng khám được gửi đến trước nhưng sau đó đối tượng không đến để tiến hành giám định.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu. Đối với trường hợp hồi cứu, tiến hành thu thập số liệu trên hồ sơ lưu tại kho lưu trữ.
Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn và sử dụng chương trình SPSS 18.0 để nhập liệu và xử lý thống kê, đánh giá kết quả.
Đạo đức trong nghiên cứu: Chúng tôi cam kết các số liệu, thông tin thu thập được hoàn toàn đúng với hồ sơ lưu trữ. Những thông tin về cá nhân được giữ bí mật. Những thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác. Đề cương nghiên cứu được Hội đồng Khoa học Công nghệ thông qua trước khi tiến hành triển khai nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ được báo cáo Lãnh đạo Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ nhằm góp phần cung cấp dữ liệu tổng thể để tổng kết về tình hình giám định tại đơn vị. Với những lý do trên chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề tài không vi phạm đạo đức trong nghiên cứu khoa học.
III. Kết quả nghiên cứu
Qua thống kê, chúng tôi thu thập được 1117 mẫu nghiên cứu thỏa tiêu chuẩn.
Đặc điểm dân số học
- Nhóm tuổi trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi chiếm 6,45%, nhóm tuổi 18 - 60 chiếm 80,84%, 12,71% trên 60 tuổi.
- Đối tượng nam chiếm đa số với 72,52%.
- Khoảng 1/3 số đối tượng không biết chữ (33,93%).
- Tỷ lệ đối tượng không nghề lên đến 62,4%.
Mô hình rối loạn tâm thần
- 06 bệnh lý tâm thần thường gặp: Sa sút tâm thần (F00-F03) 11,1%, Hội chứng sau chấn động não (F07.2) 5,82%, Rối loạn nhân cách, hành vi do sử dụng ma túy (F11-F19) 6,8%, Tâm thần phân liệt (F20) 12,35%, Rối loạn nhân cách (F60) 6,18% và Chậm phát triển tâm thần (F7x) 29,63%. [14]
- Mô hình rối loạn tâm thần với nhóm tuổi:
bệnh
Nhóm tuổi (%)
< 18
18 - 60
> 60
n
%
n
%
n
%
F00-F03
00
00
33
2,95
91
8,15
F07.2
06
0,54
56
5,01
03
0,27
F20
01
0,09
124
11,1
13
1,16
F11-F19
02
0,18
74
6,62
00
00
F60
03
0,27
64
5,73
02
0,18
F7x
38
3,40
274
24,53
17
1,52
- Mô hình rối loạn tâm thần với giới tính:
Mã bệnh
Giới tính (%)
Nam
Nữ
n
%
n
%
F00-F03
61
5,46
64
5,73
F07.2
61
5,46
04
0,36
F20
104
9,31
34
3,04
F11-F19
74
6,62
02
0,18
F60
64
5,73
05
0,45
F7x
179
16,03
150
13,43
- Mô hình rối loạn tâm thần với học vấn:
bệnh
Học vấn (%)
≤ Cấp 1
Cấp 2 - 3
> Cấp 3
n
%
n
%
n
%
F00-F03
72
6,45
35
3,13
01
0,09
F07.2
28
2,5
31
2,78
03
0,27
F20
66
5,91
57
5,11
03
0,27
F11-F19
30
2,69
45
4,02
0
0
F60
26
2,33
43
3,84
0
0
F7x
298
26,68
23
2,06
0
0
- Mô hình rối loạn tâm thần với nghề nghiệp:
Mã bệnh
Nghề nghiệp (%)
Không
 
n
%
n
%
F00-F03
06
0,54
119
10,65
F07.2
46
4,12
18
1,61
F20
43
3,85
95
8,5
F11-F19
28
2,51
48
4,3
F60
41
3,67
28
2,51
F7x
73
6,54
256
22,92
Phân tích mối liên quan giữa mô hình rối loạn tâm thần với hậu quả của vụ việc trưng cầu/yêu cầu
Mã bệnh
Hậu quả
Kiểm định
Gây
chết người
Gây
thương tích
Gây rối trật tự
Thiệt hại tài sản
Xâm hại tình dục
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
F07.2
25
2,24
19
1,7
02
0,18
08
0,72
00
00
χ2 = 38,46
p = 0,000
F20
07
0,63
23
2,06
07
0,63
32
2,86
00
00
χ2 = 35,84
p = 0,000
F11-F19
20
1,79
22
1,97
06
0,54
18
1,61
08
0,72
χ2 = 14,38
p = 0,006
F60
08
0,72
28
2,51
06
0,54
16
1,43
07
0,63
χ2 = 42,18
p = 0,000
F7x
12
1,07
11
0,98
03
0,27
47
4,21
99
8,86
χ2 = 2,53
p = 0,000
            Do nhóm bệnh Mất trí (F00-F03) xuất hiện rất ít trong giám định hình sự mà chủ yếu gặp trong giám định dân sự( để lập di chúc, thừa kế,...) nên không phân tích mối liên quan giữa nhóm bệnh này với hậu quả hình sự.
IV. Bàn luận
Các đặc điểm dân số học
Nhóm tuổi: Nhóm tuổi trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi chiếm 6,45%, nhóm tuổi 18 - 60 chiếm 80,84%, 12,71% trên 60 tuổi. Người chưa thành niên có nhận thức chưa chính chắn, dễ bị dụ dỗ lôi kéo, sa vào các tệ nạn. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, các đối tượng vẫn có sức khỏe thể chất nhất định, nhu cầu bản năng vẫn có, khi mắc các bệnh lý tâm thần sẽ tác động lên khả năng kiểm soát hành vi, nhận thức pháp luật - xã hội suy giảm nên dễ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật như: Cố ý gây thương tích, trộm cắp, cướp giật, xâm hại hình dục,... Nghiên cứu của Abdulmohsen Alhumoud và cộng sự (2018) cũng cho kết quả tương tự với nhóm tuổi 20 - 29 chiếm 35%, nhóm 30 - 39 chiếm 34%. [11]
Giới tính: Đối tượng nam chiếm đa số với 72,52%. Nam giới có thể trạng khỏe hơn, thường quan hệ xã hội rộng hơn nên dễ xảy ra hành vi phạm tội nguy hiểm hơn. Nữ giới thường chỉ la hét, chửi bới, đập phá đồ đạc, đánh người bằng tay, ít sử dụng hung khí nên vụ việc không nghiêm trọng đến mức khởi tố hình sự. Nghiên cứu cũng tương tự với các nghiên cứu của Abdulmohsen Alhumoud và cộng sự (2018), Trần Văn Cường (1996) đều cho kết quả đối tượng nam chiếm đa số so với nữ. [11], [12]
Học vấn: Khoảng 1/3 số đối tượng giám định không biết chữ (33,93%), số lượng đối tượng tỉ lệ nghịch với trình độ học vấn. Gần 1/3 đối tượng khảo sát mắc bệnh Chậm phát triển tâm thần (29,63%), các đối tượng này khù khờ từ nhỏ, hầu hết không biết đọc - viết, không thể học được, một số ít có thể học được sơ bộ, đọc - viết hạn chế, hiếm có trường hợp học được đến cấp 2.
Nghề nghiệp: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đối tượng không có nghề nghiệp lên đến 62,4%. Đa số các bệnh lý tâm thần đều là bệnh mãn tính, các đối tượng do bị ảnh hưởng của bệnh lý tâm thần nên khó kiếm được việc làm ổn định, khi làm thuê cũng khó có khả năng duy trì công việc, hiệu suất lao động thấp nên dễ nguy cơ bị đuổi việc, thường sống phụ thuộc vào gia đình, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Kết quả về tỷ lệ không nghề nghiệp trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong các nghiên cứu của Trần Văn Cường (1996), Ngô Văn Vinh (2011). Cho thấy, tỷ lệ đối tượng tâm thần thất nghiệp ngày càng tăng, khó cạnh tranh cơ hội việc làm hơn so với trước. [11], [13]
Mô hình rối loạn tâm thần trong giám định pháp y tâm thần
Kết quả thống kê được 11 loại bệnh tâm thần thường gặp trong giám định pháp y tâm thần tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ trong 05 năm từ lúc chính thức đi vào hoạt động. Trong đó, gặp nhiều nhất là Chậm phát triển tâm thần (F7x), nhóm đối tượng này có nhận thức kém và khả năng kiểm soát hành vi không đầy đủ, hiểu biết pháp luật hạn chế, nên dễ bị dụ dỗ hoặc lôi kéo, có các hành vi thiếu cân nhắc hậu quả, thực tế cho thấy nhóm đối tượng mắc bệnh này thường liên quan đến các hành vi ít nguy hiểm đến tính mạng như hiếp dâm, trộm cắp vặt,... Một bệnh khác cũng thường gặp trong giám định là TTPL (F20), nhóm đối tượng này do hoang tưởng, ảo giác chi phối nên các hành vi có xu hướng bạo lực, gây ra các vụ trọng án, hậu quả thiệt hại lớn về người và tài sản.
            - Mô hình rối loạn tâm thần với nhóm tuổi: Chậm phát triển tâm thần xuất hiện nhiều ở lứa tuổi trẻ và giảm dần theo độ tuổi, Mất trí hiển nhiên xuất hiện nhiều từ 50 trở lên và chủ yếu là trên 60, các bệnh lý còn lại xuất hiện tập trung ở độ tuổi 18 - 60.
- Mô hình rối loạn tâm thần với giới tính: Không có sự chênh lệch về giới tính trong bệnh Mất trí và Chậm phát triển tâm thần, các bệnh còn lại đều có sự khác biệt về giới tính với tỉ lệ đối tượng nam chiếm đa số so với đối tượng nữ.
- Mô hình rối loạn tâm thần với học vấn: Phần lớn đối tượng giám định có học vấn thấp. Trong đó, Chậm phát triển tâm thần có tỷ lệ mù chữ rất cao. Riêng nhóm đối tượng Tâm thần phân liệt có học vấn tương đối cao hơn so với các bệnh khác.
- Mô hình rối loạn tâm thần với nghề nghiệp: Trong các nhóm bệnh Mất trí, Tâm thần phân liệt, Chậm phát triển tâm thần, các bệnh nhân đa phần bị suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp, vì vậy họ thường được chính quyền quan tâm, được cấp giấy xác nhận khuyết tật và hưởng trợ cấp tại địa phương. Hội chứng sau chấn động não và Rối loạn nhân cách lại thường gặp trên đối tượng có nghề nghiệp. Rối loạn tâm thần, hành vi do sử dụng ma túy thường khởi phát trên nền tảng cá nhân có nghề nghiệp và thu nhập, nhưng sau đó họ tiếp xúc sử dụng ma túy thường xuyên dẫn đến rối loạn tâm thần nên không thể tiếp tục duy trì công việc và thất nghiệp.
Mối liên quan giữa mô hình rối loạn tâm thần với hậu quả của vụ việc trưng cầu/yêu cầu
Qua kiểm định χ2 cho thấy có mối liên quan giữa từng nhóm bệnh và hậu quả của vụ việc trưng cầu/yêu cầu. Trong đó:
- TTPL (F20) thường dẫn đến chết người và thương tích, bệnh nhân mất khả năng làm chủ bản thân, không còn nhận ra người thân, hành vi do hoang tưởng, ảo giác chi phối, mang tính chất hung bạo, dã man, ảnh hưởng trực tiếp lên tính mạng, sức khỏe người xung quanh.
- RLTT và hành vi do sử dụng ma túy (F11-F19) và Rối loạn nhân cách (F60) thường liên quan đến các vụ án ít nguy hiểm đến tính mạng mà chủ yếu là gây thương tích hoặc thiệt hại tài sản.
- So với nghiên cứu của Trần Văn Cường (1996) hay nghiên cứu của Ngô Văn Vinh (2011), tỉ lệ hậu quả liên quan đến xâm hại tình dục trên đối tượng bị Chậm phát triển tâm thần (F7x) trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn rất nhiều. Các đối tượng này khù khờ, trí tuệ nhận thức kém, thiếu hiểu biết và kém tuân thủ các chuẩn mực đạo đức xã hội,... nhưng phần lớn vẫn phát triển thể chất đầy đủ nên khi đến tuổi trưởng thành, nữ giới dễ bị dụ dỗ xâm hại hình dục hoặc nam giới khó kiềm chế nhu cầu bản năng dẫn đến hành vi hiếp dâm, dâm ô. Ngoài ra, nữ giới sẽ còn ảnh hưởng tâm lý về sau, càng thu rút hơn, quan hệ xã hội càng bị thu hẹp. [12], [13]
- Hội chứng sau chấn động não (F07.2) thường liên quan trong các vụ chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, hậu quả chết người hoặc thương tích.
V. Kết luận
Qua thống kê 1117 trường hợp giám định pháp y tâm thần trong 05 năm (từ 01/7/2015 đến 01/7/2020) ghi nhận:
Các đặc điểm dân số học: - Nhóm tuổi trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi chiếm 6,45%, nhóm tuổi 18 - 60 chiếm 80,84%. Đối tượng nam chiếm đa số với 72,52%. Các tỉnh/thành phố trưng cầu nhiều là Cần Thơ (18,89%), Đồng Tháp (16,2%), Kiên Giang (13,16%), An Giang (10,47%). Khoảng 1/3 số đối tượng không biết chữ (33,93%). Tỷ lệ đối tượng không nghề lên đến 62,4%.
Mô hình rối loạn tâm thần trong giám định pháp y tâm thần: 06 bệnh lý tâm thần thường gặp: Sa sút tâm thần (F00-F03) 11,1%, Hội chứng sau chấn động não (F07.2) 5,82%, Rối loạn nhân cách, hành vi do sử dụng ma túy (F11-F19) 6,8%, Tâm thần phân liệt (F20) 12,35%, Rối loạn nhân cách (F60) 6,18% và Chậm phát triển tâm thần (F7x) 29,63%. Xác định được mô hình rối loạn tâm thần với các yếu tố dân số học.
Mối liên quan giữa mô hình rối loạn tâm thần với hậu quả của vụ việc trưng cầu/yêu cầu
- Mất trí (F00-F03) gặp chủ yếu trong giám định dân sự.
- Hội chứng sau chấn động não (F07.2) liên quan các vụ tai nạn chết người.
- Rối loạn nhân cách, hành vi do sử dụng ma túy (F11-F19) thường gây thiệt hại tài sản và thương tích.
- Tâm thần phân liệt (F20) có xu hướng sử dụng hung khí khi gây án, dẫn đến chết người và thương tích.
- Rối loạn nhân cách (F60) thường gây thương tích bằng hung khí.
- Chậm phát triển tâm thần (F7x) thường dẫn đến xâm hại tình dục, thiệt hại tài sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. .. Bộ môn Tâm thần (2020), Giáo trình Tâm thần, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2.    Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13.
3. .. Sadock B J, Sadock V A (2007), “Kaplan & Sadock's Synopsis of Psychiatry: Behavioral Sciences/Clinical Psychiatry, 10th Edition”, Lippincott Williams and Wilkins and Wolter Kluwer Health, America.
4.... Norbert Nedopil (2009). “The role of forensic psychiatry in mental health systems in Europe”, Criminal Behaviour and Mental Health, 19, 224 - 234.
5.... Bộ Y tế (2015), Quyết định số 3970/QĐ-BYT ngày 24/9/2015 về việc ban hành Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD 10) tập 1 và tập 2.
6.    Bộ Y tế (2019), Thông tư số 23/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 ban hành quy trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần.
7.    Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
8.    Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
9.    Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
10.  Henrik Anckarsäter et al (2009), “Mental Disorder is a Cause of Crime: The Cornerstone of Forensic Psychiatry”, International Journal of Law and Psychiatry, 32, 342 - 347.
11.  Abdulmohsen Alhumoud et al (2018), “Forensic psychiatry in Kuwait - characterization of forensic psychiatry patients evaluated over year duration in the only available forensic psychiatry unit”, International Journal of Law and Psychiatry, 60, 12–16.
12.  Trần Văn Cường (1996), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các nhân tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân TTPL trong giám định pháp y tâm thần”, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Y dược, Đại học Y khoa Hà Nội.
13.  Ngô Văn Vinh (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần”, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.
14. World Health Organization (1992), “The ICD 10 - Classification of mental and Behavioural Disorders”, the Universal Copyright Convention, Switzerland.