CHẤN THƯƠNG ĐẦU VÀ RỒI LOẠN TÂM LÝ

Ngày đăng: 21/12/2017

Mỗi năm ở Việt Nam có hàng ngàn người mất và bị thương bởi tai nạn giao thông, nhất là chấn thương ở đầu. Ngoại trừ những chấn thương thể chất thì chúng ta có thể không biết rằng những chấn thương ở đầu, dù nhẹ thôi, cũng có thể là nguyên nhân gây ra những rối loạn tâm lý, thay đổi tính cách và cảm xú 

Chúng ta cùng xem một trường hợp đầu tiên được ghi nhận từ góc độ thay đổi tâm lý sau khi trả qua một chấn thương thực tổn:

Vào năm 1848, một người công nhân tên Phineas Gage có nhiệm vụ dùng thuốc nổ để dọn dẹp những tản đá ngán đường, để lắp ráp đường ray mới ở Cavendish, Bang Vermont, Mỹ. Anh phải đào một cái hố, đặt thuốc nổ vào bên trong, và dùng một thanh sắt nặng gần 6kg để nện cát xuống lấp. Nhưng lần này, thanh sắt lại tạo nên tia lửa và kích nổ thuốc nổ bên dưới, khiến thanh sắt đâm xuyên qua má trái, đằng sau hốc mắt anh và xuyên thẳng qua khỏi đỉnh đầu (hình bên dưới). Gage không chết, nhưng thanh sắt hủy hoại phần lớn thùy trán bên trái và tính cách trầm tĩnh của Gage cũng thay đổi đột ngột. Anh từng là một người chăm chỉ, bình tĩnh, và dễ gần. Mặc dù không được đi học, nhưng anh được những người khác nhận xét là một thương nhân thông minh, có năng lực. Sau tại nạn, Gage trở nên thất thường, bất kính, báng bổ người khác, hay bỏ việc, thiếu kiên nhẫn khi có xung đột. Tâm trí anh thay đổi hoàn toàn và bạn bè anh nói rằng “anh không còn là Gage” nữa.

Trường hợp của Phinease Gage mở ra một hướng đi mới trong ngành thần kinh học và tâm lý học, về những chấn thương não dẫn đến sự thay đổi tính cách hoặc các dạng rối loạn tâm lý.

Trường hợp của Phinease Gage mở ra một hướng đi mới trong ngành thần kinh học và tâm lý học, về những chấn thương não dẫn đến sự thay đổi tính cách hoặc các dạng rối loạn tâm lý.

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn động não là gì?

Các triệu chứng của chấn động não bao gồm:

- Bất tỉnh tạm thời;

- Mất trí nhớ ngắn hạn;

- Chóng mặt;

- Nhức đầu;

- Lú lẫn;

- Không thể điều khiển cơ thể;

- Buồn nôn, nôn mửa;

- Không thể tập trung.

Các triệu chứng này thường kéo dài nhiều giờ đến vài ngày.

Nguyên nhân gây ra hội chứng sau chấn động là gì?

Sang chấn đầu và chấn động đột ngột của hộp sọ sẽ gây tổn thương não. Nếu hộp sọ cũng bị ảnh hưởng, bệnh lý này được gọi là chấn thương sọ não. Hầu hết các chấn động dẫn đến chấn thương não thường là do:

- Tai nạn xe;

- Tai nạn lao động;

- Tai nạn trong các môn thể thao như bóng đá và khúc côn cầu;

- Ngã đập đầu hoặc bị đánh vào đầu.

Các nạn nhân sau khi bị tai nạn giao thông thường liên quan đến hội chứng sau chấn động não

Một số chuyên gia cho rằng hội chứng sau chấn động xảy ra là do tổn thương cấu trúc trong não hoặc gián đoạn hệ thống chất dẫn truyền thần kinh, mà chủ yếu là do cơn chấn động não gây ra.

Một số khác tin rằng hội chứng sau chấn động liên quan tới các yếu tố tâm lý, đặc biệt bởi vì các triệu chứng thường gặp nhất – đau đầu, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ – cũng tương tự như những triệu chứng của trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn stress sau sang chấn.

Trong nhiều trường hợp, các nguyên nhân do chấn thương não ( tai nạn giao thông, bị đánh vào đầu, hay các chấn thương liên quan đến đầu mà thông thường gây ra tổn thương nội sọ...) và phản ứng tâm lý với những tác động này đều đóng vai trò hình thành nên triệu chứng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa hiểu được nguyên nhân tại sao một số người bị chấn động não sau đó sẽ mắc phải hội chứng sau chấn động, trong khi một số khác thì không.

Hội chứng sau chấn động là gì?

Hội chứng sau chấn động là một rối loạn phức tạp trong đó sự kết hợp của các triệu chứng sau chấn động (chẳng hạn như đau đầu và chóng mặt - kéo dài hàng tuần và đôi khi hàng tháng sau khi chấn thương đã gây ra chấn động).

Chấn động là một chấn thương não sau chấn thương nhẹ, thường xảy ra sau khi một cú đánh vào đầu. Mất ý thức là không cần thiết cho một chẩn đoán chấn động hoặc hội chứng sau chấn động. Trong thực tế, nguy cơ hội chứng sau chấn động không xuất hiện để có liên quan với mức độ nghiêm trọng của chấn thương ban đầu.

Đối với hầu mọi người, triệu chứng hội chứng chấn động xảy ra sau khi bị tai nạn giao thông mà cần đến phẫu thuật giải áp hay xâm lấn một phần não bộ. Những người này sau khi hồi phục về thể chất thường còn có những thiếu sót quan trọng về mặt hành vi và tâm thần.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng sau chấn động?

Để chẩn đoán hội chứng sau chấn động, bác sĩ có thể chỉ định chụp hình não để kiểm tra những vấn đề tiềm ẩn có khả năng gây nên triệu chứng của bạn. Bạn có thể được tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện bất thường của não.

Nếu bạn bị hoa mắt nhiều, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác.

Bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học nếu bạn có các triệu chứng của lo âu hoặc trầm cảm, hay bạn đang gặp khó khăn về trí nhớ hay khả năng giải quyết vấn đề.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng sau chấn động?

Không có cách chữa cụ thể. Cần để não được nghỉ ngơi (ngủ đủ, tạm dừng công việc hoặc học tập lại). Điều trị nhằm mục đích giảm các triệu chứng có thể bao gồm: thuốc giảm đau, trị liệu tâm thần, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu.

Hầu hết mọi người hồi phục trở lại trạng thái bình thường trước chấn thương và không gặp phải di chứng vĩnh viễn sau 03 đến 06 tháng. Ngoại trừ các trường hợp chấn thương sọ não nặng cần can thiệp phẫu thuật, những trường hợp này thường gây ra các thay đổi về cảm xúc hay thay đổi, trí nhớ bị ảnh hưởng, tấn công lời nói, thích gây hấn, và dễ bốc đồng mất kiềm chế, chậm chạp hơn so với trước đó, các thay đổi này thường xảy ra đến suốt đời.

Không có thuốc nào giúp đẩy nhanh tiến trình hồi phục. Thuốc giảm đau như Acetaminophen, Aspirin và Ibuprofen... thường giúp khống chế cơn đau đầu. Bạn cũng có thể cần thuốc để điều trị trầm cảm hoặc lo âu.

Tập luyện có thể giúp cải thiện rối loạn giấc ngủ. Một số người thấy rằng phương pháp phản hồi sinh học và các kỹ thuật thư giãn cũng có thể giúp ích.

Bệnh nhân cũng có thể thay đổi công việc hoặc môi trường học tập để giảm thiểu tác động của việc mất trí nhớ hay giảm khả năng tập trung.

Những vấn đề tâm thần sau chấn thương não?

Vào năm 2013, một nhóm các nhà khoa học Đan Mạch đã tìm ra những người có tiền sử chấn thương đầu thường dễ mắc các rối loạn tâm lý gấp bốn lần. Có khoảng 65% người mắc hội chứng này dễ mắc tâm thần phân liệt, 59% dễ mắc trầm cảm và 28% dễ mắc rối loạn lưỡng cực. Đây là một trong những nghiên cứu lớn nhất trong các nghiên cứu về hội chứng này trên thế giới, vỡi cỡ mẫu khoảng 1.4 triệu công dân Đan Mạch sinh trong giai đoạn từ những năm 1977 đến 2000.

Nghiên cứu này không phải là nghiên cứu duy nhất về mối quan hệ giữa tiền sử chấn thương đầu và rối loạn tâm lý. Một đội nghiên cứu được dẫn dắt bởi Jonathan Godbout, một giáo sư ở trường đại học Bang Ohio (Hoa Kì) tìm thấy ở những con chuột bị gây ra chấn thương đầu biểu hiện nhiều triệu chứng trầm cảm hơn. Nhưng điều đáng sợ nhất trong nghiên cứu này chính là những người bị Chấn động (Concussion) thường dễ tự tử gấp ba lần.

Những người trong nghiên cứu không có chấn thương đầu nặng. Đa phần những người đấy chỉ bị chấn động nhẹ (ngã trúng vùng đầu, hay choáng nhẹ sau tai nạn giao thông...) chỉ chữa trị theo kiểu thông thường: được cấp cứu và kiểm tra bằng chiếu  - chụp, nếu không có bất thường thì chỉ được xử trí nằm nghỉ trên giường và thuốc giảm đau. Tuy nhiên bộ não chúng ta lại là một cơ quan mỏng manh và đáng tiếc là chỉ cần các chấn động nhẹ để các hoạt động trong não trở nên bất thường.

Các triệu chứng nổi bật về sự thay đổi tâm lý hay tính cách?

Chấn thương não thường gây ra những thay đổi khó thấy hoặc dễ thấy trong tính cách. Chấn thương ở những khu vực đặc biệt trong não có thể khiến người bị nạn dễ kích động, cảm xúc hay thay đổi, trí nhớ bị ảnh hưởng, tấn công lời nói, thích gây hấn, và dễ bốc đồng mất kiềm chế. Vì những khu vực kể trên chịu trách nhiệm cho những hành vi phức tạp như lên kế hoặc, làm ra quyết định, giải quyết vấn đề, tự điều chỉnh bản thân, đánh giá sự vật hay sự việc.

Đã có một trường hợp một bênh nhân nữ 39 tuổi có những triệu chứng lo âu, trầm cảm và loạn thần. Mặc dù cô ấy nói rằng bản thân chưa từng bị chấn thương đầu, nhưng mẹ cô ấy nhớ rằng, khi cô ấy năm tuổi, cô đã bị tai nạn xe cộ và mất nhận thức trong vòng 30 phút. Sau đó cô mắc chứng động kinh. Bác sĩ kê đơn thuốc chống động kinh để giảm những cơn động kinh lại và thời gian ngắn sau đó cô báo cáo rằng những triệu chứng trên đã giảm dần.

Làm gì khi người nhà có các biểu hiện như trên sau khi bị chấn thương đầu hoặc tương đương?

Những việc người bệnh nên làm để kiếm soát chấn động não bao gồm:

- Sử dụng thuốc như paracetamol để giảm đau đầu. Chườm đá vào chỗ bị thương cũng có thể giúp giảm đau.

- Thực hiện chế độ ăn uống nhẹ. khi buồn nôn, người bệnh chỉ nên ăn từ từ thức ăn lỏng.

- Nghỉ ngơi cho đến khi người bệnh cảm thấy bình thường. Hãy hỏi bác sĩ khi nào người bệnh có thể trở lại làm việc hoặc có thể tập luyện.

- Tránh chấn thương khác xảy ra. Chấn động não lặp đi lặp lại, đặc biệt là trong vòng 3 tháng, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn và thậm chí tử vong. Người bệnh không vận động mạnh, chơi thể thao trong ít nhất 3 tháng sau chấn thương.

Nếu bạn đã từng bị chấn thương đầu, đừng lờ nó đi. Nếu bạn cảm thấy trầm uất, lo âu sau chấn thương, đừng tự cho hai thứ này không liên quan. Hãy nói chuyện với bác sĩ.